selenase-chua-selen-tang-cuong-de-khang-va-duy-tri-tuyen-giap-2
default_image

Selenase Biosyn Selenium Injection 50 mcg/ml x 50 ống

Selenase Biosyn bổ sung Selen cho những bệnh nhân thiếu hụt

  • Xuất xứ: Đức
  • Thành phần: Natri selenite pentahydrat (50 mcg selen trong 1 ml dung dịch tiêm)
  • Dạng bào chế: Dung dịch
  • Cách sử dụng: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Dạng liều: Đơn liều
  • Điều kiện bảo quản: Bảo quản ở điều kiện thường. Tránh ánh sáng trực tiếp và để xa tầm tay trẻ em.

Lưu ý: 50 mcg/ống 1 ml. Hộp 50 ống

Liên hệ

Mua ngay

Giỏ hàng

Đánh giá

Đối tượng sử dụng

Thuốc tiêm Selenase bổ sung khoáng chất Selen trong tình trạng thiếu hụt mà dinh dưỡng hoặc thực phẩm bổ sung không thể cung cấp đủ.

  • point-icon Người có dinh dưỡng nghèo nàn gây thiếu hụt
  • point-icon Người có rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng
  • point-icon Người có nhu cầu Selen tăng cao
  • point-icon Chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc và người ngộ độc selen
  • point-icon Chưa có dữ liệu nghiên cứu trên phụ nữ có thai và cho con bú. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Take the test

Cơ sở khoa học

1. Selen là gì?  

Selen (tên gọi đầy đủ là selenium) là một nguyên tố vi lượng có trong đất và nhiều loại thực phẩm. Mặc dù là vi chất chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng selen lại có nhiều khả năng cải thiện sức khỏe và bảo vệ cơ thể một cách đáng kể.   

Selen là nguyên tố vi lượng có trong nhiều loại thực phẩm, có nhiều vai trò đối với sức khỏe
Selen là nguyên tố vi lượng có trong nhiều loại thực phẩm 

Selen đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa hormone tuyến giáp, tổng hợp DNA, sinh sản và bảo vệ khỏi tổn thương oxy hóa và nhiễm trùng.   

 

2. Lợi ích của Selen đối với cơ thể   

 

Tăng cường hệ thống miễn dịch  

 

Selen là một thành phần của các enzyme chống oxy hóa, như glutathione peroxidase, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm tác động của stress oxy hóa và nguy cơ nhiễm trùng.   

Các nghiên cứu cho thấy khi bổ sung đầy đủ selen giúp tăng cường hoạt động của các tế bào T và tế bào lympho, làm tăng khả năng miễn dịch, đặc biệt ở những người nhiễm HIV, cúm, viêm gan và lao. Thiếu hụt Selen sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, cơ thể chậm phản ứng với khả năng miễn dịch, từ đó làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh và tăng nguy cơ tử vong.   

Selen giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng, tăng khả năng chống lại bệnh tật
Selen giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể 

Cải thiện sức khỏe tuyến giáp  

Nồng độ selen ở tuyến giáp cao hơn bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể và giống như iốt, selen có chức năng quan trọng trong quá trình tổng hợp và chuyển hóa hormone tuyến giáp. Các enzyme chứa selenium giúp chuyển đổi hormone tuyến giáp dạng T4 (thyroxine) thành dạng hoạt động T3 (triiodothyronine). Selenium giúp duy trì chức năng tuyến giáp bình thường, hỗ trợ chuyển hóa cơ bản của cơ thể.  

Thiếu selen có thể dẫn đến suy giáp, gây ra mệt mỏi, trầm cảm, giảm trí nhớ, tăng cân không mong muốn và các triệu chứng khác.  

 

Selen giúp chuyển đổi hormon tuyến giáp thành dạng hoạt động, duy trì chức năng bình thường của tuyến giáp
Selen giúp duy trì chức năng tuyến giáp bình thường

Bảo vệ sức khỏe sinh sản   

 

Selen có vai trò là chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ tổn thương DNA có hại cho tinh trùng và tế bào trứng, giảm nguy cơ vô sinh ở nam và nữ.  

Selenium cũng tham gia duy trì sản xuất testosterone cho nam giới và làm chậm quá trình lão hóa buồng trứng, hỗ trợ khả năng sinh sản. Thiếu hụt selen là một trong những nguyên nhân của suy giảm chức năng sinh sản và gây vô sinh, bao gồm các tác động từ việc rối loạn hormon tuyến giáp, khả năng sản xuất trứng và tinh trùng giảm và tổn thương tế bào do các chất oxy hóa.   

 

Selen giúp ngăn ngừa ung thư  

Selen có tác động lên quá trình sửa chữa DNA, apoptosis, hệ thống nội tiết và miễn dịch cũng như các cơ chế khác, bao gồm cả đặc tính chống oxy hóa, từ đó ngăn ngừa sự phát triển và hình thành các bệnh ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc thiếu hụt selen và sự hình thành các bệnh như ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt, phổi, bàng quang, da, thực quản và dạ dày.   

 

Ngăn ngừa suy giảm nhận thức  

 

Selen có hoạt động chống oxy hóa và chống viêm, từ đó bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi sự tấn công của các gốc tự do.  Nó cũng góp phần phục hồi chức năng thần kinh sau những tổn thương, kích thích tái tạo tế bào và làm giảm tổn thương mô. Thiếu hụt selen theo tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây suy giảm nhận thức và các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer .      

 

Kiểm soát các triệu chứng của hen suyễn  

 

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nồng độ selen thấp trong máu có liên quan nhiều đến cơn hen suyễn và làm tăng tần suất sử dụng ống hít nhiều hơn. Tác dụng chống oxy hóa và khả năng giảm stress oxy hóa có thể giúp kiểm soát các triệu chứng hen suyễn, giảm mức độ nghiêm trọng và ngăn ngừa suy hô hấp.   

 

3. Bổ sung Selen như thế nào?  

 

Một chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng selen cho cơ thể. Selen có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhiều nhất là trong hạt Brazil. Chỉ cần ăn 1-2 hạt này là đủ lượng selen cơ thể cần mỗi ngày, vì vậy không nên ăn một lượng quá nhiều.   

Ngoài ra, có thể dùng các thực phẩm khác như hải sản, thịt, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại hạt và đậu, ngũ cốc để bổ sung selen cho cơ thể.   

Nếu chế độ ăn không đảm bảo cung cấp đủ selen hoặc người có vấn đề về hấp thu chất này, có thể dùng các thực phẩm chức năng bổ sung hoặc qua đường tiêm.   

 

4. Liều lượng bổ sung theo khuyến nghị của Selen   

 

Liều khuyến nghị bổ sung hằng ngày của selen tùy vào độ tuổi như sau:  

- Trẻ từ 1-3 tuổi: 20 microgam/ngày  

- Trẻ từ 4-8 tuổi: 30 microgam/ngày  

- Trẻ từ 9-13 tuổi: 40 microgam/ngày  

- Người lớn và trẻ trên 14 tuổi: 55 microgam/ngày  

- Phụ nữ có thai: 60 microgam/ngày  

- Phụ nữ đang cho con bú: 70 microgam/ngày  

Người trưởng thành có nguy cơ thiếu hụt selen do nhiều yếu tố tác động. Khi chế độ ăn uống không cung cấp đủ có thể bổ sung qua đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.  

Liều khuyến nghị khi sử dụng đường uống là từ 100 mcg - 200mcg/ ngày.   

Tiêm tĩnh mạch được chỉ định trong những trường hợp thiếu hụt mà không thể bổ sung qua đường uống, thông thường từ 60 mcg -  100 mcg, thời gian điều trị theo dõi từ 24 - 31 ngày.   

Liều lượng và thời gian sử dụng sẽ thay đổi tùy vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tình trạng sức khỏe, mức độ thiếu hụt, mục tiêu điều trị và tình trạng cá nhân của từng người. Vì vậy trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ.   

 

5. Tác dụng phụ của Selen   

Giới hạn liều dùng selen ở người lớn là 400mcg/ngày. Sử dụng liều cao selen thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ:  

  • Ngộ độc selen gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy  
  • Tóc, móng yếu, giòn dễ gãy rụng  
  • Miệng có vị kim loại, hơi thở hôi  
  • Mẩn ngứa dị ứng trên da  
  • Run, yếu cơ, mệt mỏi kiệt sức  

Nên thông báo ngay với bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn nào trong quá trình bổ sung selen cho cơ thể.   

 

Nguồn tham khảo  

  1. https://ods.od.nih.gov/factsheets/Selenium-HealthProfessional/  
  2. https://www.drugs.com/pro/selenium-injection.html  
  3. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0140673600024909  

selen

Bằng chứng khoa học

Liều dùng

selenase-chua-selen-tang-cuong-de-khang-va-duy-tri-tuyen-giap-2

Liều lượng

  • Thuốc Selenase được chỉ định tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 50 mcg một lần mỗi ngày.
  • Liều lượng có thể thay đổi theo chỉ định bác sĩ phù hợp với trình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

Đánh giá

0 (0 reviews)

  • (0)
  • (0)
  • (0)
  • (0)
  • (0)
Đánh giá

Câu hỏi thường gặp

Cytamin chứa gì?
Về thành phần, Cytamines là phức hợp có nguồn gốc tự nhiên chứa protein, axit nucleic, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (đồng, kẽm, magie, mangan, sắt, phốt pho, kali, canxi, natri, v.v.) và vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, retinol, tocopherol, v.v.), được trình bày ở dạng dễ tiêu hóa, xác định giá trị dinh dưỡng và sinh lý cao của chúng.
Cytamin hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động sinh học của Cytamin nằm ở đặc tính của chất làm nền tảng cho thuốc - peptide. Peptide là các hoạt chất sinh học, là hợp chất protein của một số axit amin; chúng điều chỉnh các quá trình nội bào và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và mô. Tất cả các peptide đều có “chuyên môn” riêng: khi vào cơ thể con người, chúng sẽ xâm nhập chính xác vào các cơ quan mà chúng dự định sử dụng. Khi gặp phải một tế bào lão hóa, thường có biểu hiện là tổn thương cấu trúc, các peptide sẽ bão hòa nó bằng một loại “cocktail” protein, khôi phục chức năng của nó. Gặp gỡ các tế bào non, peptide, thông qua việc tham gia vào các quá trình trao đổi chất, góp phần “chuẩn bị” cho chúng phát triển đầy đủ và hình thành thành dạng trưởng thành. Bằng cách tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, peptide có tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa sớm của chúng.Như vậy, cytamine không chỉ có tác dụng phục hồi các tế bào già, bị tổn thương mà còn có tác dụng phòng ngừa đối với các tế bào trẻ, khỏe mạnh.
Cytamin có tác dụng phụ không?
Cytamin là phức hợp của các Peptide điều hòa sinh học thu được từ các cơ quan và mô động vật. Các Peptide động vật giống hệt với Peptide của con người và trải qua quá trình tinh chế nhiều cập độ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng với protein tạo nên Cytamin có thể xảy ra.
Cytamin có thể sử dụng ở độ tuổi nào?
Cytamin được phát triển nhằm mục đích ngăn ngừa và điều chỉnh những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở các cơ quan và mô khác nhau, do đó, theo quy định, chúng được kê đơn cho bệnh nhân trưởng thành. Việc sử dụng citamine cho mục đích phòng ngừa giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật và đạt được tuổi thọ tích cực.
Cytamin nào cần thiết cho cơ thể bạn cần?
Ngày nay có 17 loại citamine dành cho các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người. Tất cả các chất điều hòa sinh học peptide đều hoạt động theo cách có mục tiêu. Cytamin chỉ có thể kích hoạt quá trình tổng hợp protein trong cơ quan mà nó được lấy ra. Điều này được gọi là ái tính hay tính đặc hiệu của mô. Ovariamine (Cytamin cho buồng trứng) kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào buồng trứng, Coramin (Cytamin cho cơ tim) điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào tim, v.v. Để xác định loại Cytamin nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cytamin có chống chỉ định nào khi dùng không?
Hiện nay, chống chỉ định dùng cytamine chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cytamine chưa được thực hiện đối với các nhóm này và chống chỉ định là không dung nạp với các thành phần của thuốc.
Cytamin có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn thuốc?
Cytamin là chất phụ gia thực phẩm có hoạt tính sinh học và do đó được bán ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Để xác định loại Cytamin phù hợp cho bạn, bạn có thể làm một số xét nghiêm và tư vấn với bác sĩ.
Cytamin có thể sử dụng nhiều loại cùng một lúc không?
Có, có thể dùng nhiều Cytamine cùng một lúc. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu dùng nhiều Cytamine cùng một lúc.
Cytamin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác được không?
Cytamin tương thích với bất kỳ chất dinh dưỡng và dược phẩm nào, bao gồm cả các chất nội tiết tố. Trong các nghiên cứu lâm sàng và thực hành y tế sau đó, Cytamine được sử dụng tích cực trong liệu pháp phức tạp cho nhiều tình trạng khác nhau. Trong quá trình sử dụng thực tế, không có sự không tương thích với các thuốc khác được xác định .
Cytamin thường được các vận động viên sử dụng liệu đây có phải là doping?
Bất chấp các báo cáo hiện có về việc các vận động viên sử dụng Cytamine để tăng tốc quá trình trao đổi chất của tế bào, Cytamine không phải là doping. Việc sử dụng Cytamines bình thường hóa quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ quan tương ứng và không dẫn đến thay đổi thành phần máu.

Chuyên gia tư vấn

sử dụng sản phẩm

Form tư vấn

* Tên là bắt buộc!

Đội dài tối đa là 191

* Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân

Thông báo