ginkgo-biloba-hevert-tang-tuan-hoan-nao
default_image

Ginkgo biloba Hevert Injection 2000mg/2 ml x 10 ống

Ginkgo biloba Hevert: tăng tuần hoàn máu, ngừa đột quỵ và suy giảm trí nhớ

  • Thương hiệu: Hevert
  • Nước sản xuất: Đức
  • Thành phần: Chiết xuất cao lá bạch quả Ginkgo biloba
  • Dạng bào chế: Dung dịch
  • Cách sử dụng: Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da
  • Điều kiện bảo quản: Nhiệt độ phòng, tối ưu từ 15- 25 °C. Tránh ánh sáng và để xa tầm với của trẻ em.

Lưu ý: 2000mg ginkgo biloba x ống 2 ml. Hộp 10 ống

Liên hệ

Mua ngay

Giỏ hàng

Đánh giá

Đối tượng sử dụng

Thuốc tiêm Ginkgo biloba Hevert dùng cho những đối tượng có các vấn đề não bộ

  • point-icon Thiểu năng tuần hoàn não với biểu hiện đau đầu, rối loạn vận động,
  • point-icon Rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng
  • point-icon Dự phòng tai biến và hỗ trợ phục hồi thần kinh sau tai biến
  • point-icon Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ và rối loạn nhận thức
  • point-icon Rối loạn giấc ngủ, ngủ kém, thiếu minh mẫn
Take the test

Cơ sở khoa học

Ginkgo biloba (bạch quả) là một trong những loại thực phẩm bổ sung thảo dược được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Hoạt chất này đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ để điều trị các rối loạn tuần hoàn, hen suyễn , ù tai và các vấn đề về nhận thức. Ngày nay, nó được kê đơn để điều trị các bệnh lý mạch máu não và chứng mất trí. Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng của Ginkgo biloba và cách sử dụng sao cho hiệu quả.  

1. Ginkgo biloba là gì?  

Ginkgo biloba hay còn gọi là bạch quả, một số nơi gọi là ngân hạnh hay áp cước tử, là một trong những cây hạt cổ xưa nhất, thường được gọi là “hóa thạch sống”. Các bộ phận của cây bạch quả được sử dụng để làm thuốc là lá, hạt và đôi khi là vỏ cây. Lá của cây bạch quả được ứng dụng nhiều nhất trong y học, với hai thành phần chính có hoạt tính sinh học mạnh là flavonoid và terpenoid. Hạt của cây bạch quả có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm hen suyễn và khó thở tuy nhiên phải được chế biến kỹ, không được dùng dạng tươi vì có độc, đặc biệt là với trẻ em.   

Lá của cây bạch quả có nhiều đặc tính sinh học mạnh, đặc biêt là flavonoid và terpenoid giúp phòng giảm kết tập tiểu cầu và chống oxy hóa
Lá của cây bạch quả có nhiều đặc tính sinh học mạnh 

Cơ chế hoạt động của  Ginkgo biloba  dựa vào chức năng của nó như một tác nhân chống oxy hóa có vai trò dọn sạch các gốc tự do, bảo vệ thần kinh khỏi tổn thương và chống apoptosis, những tình trạng đã được quan sát thấy ở những bệnh nhân thiếu máu cục bộ và Alzheimer. Đồng thời, nó cũng kích hoạt giải phóng các yếu tố thư giãn nội sinh và ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu thông qua terpene ginkgolide B, giảm nguy cơ thiếu máu cục bộ và làm tiêu sợi huyết.    

2. Tác dụng của ginko biloba đối với sức khỏe  

Ginkgo biloba hiện nay được sử dụng cho người trên 12 tuổi với nhiều công dụng đối với sức khỏe:  

Ginkgo biloba tăng cường tuần hoàn não   

Nhờ cơ chế giãn mạch và giảm độ nhớt của máu, Ginkgo biloba giảm triệu chứng của thiếu máu não như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, trí nhớ sa sút, giảm nhận thức và rối loạn vận động. Thiếu máu não làm tăng nguy cơ đột quỵ và tổn thương thần kinh, đặc biệt là những người bị xơ vữa động mạch kèm theo các bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp

 

Ginkgo biloba tăng cường tuần hoàn máu não và bảo vệ thần kinh, giảm đau đầu, chóng mặt, ngăn ngừa cục máu đông là nguyên nhân dẫn tới tai biến
Ginkgo biloba tăng cường tuần hoàn máu não và bảo vệ thần kinh

Cải thiện chức năng não bộ và hệ thần kinh   

Ginkgo biloba tăng cường máu lên nuôi dưỡng tế bào thần kinh, đồng thời bảo vệ thần kinh khỏi stress oxy hóa, làm chậm tiến triển của bệnh Alzheimer và tăng cường khả năng ghi nhớ. Ginkgo biloba cũng là tác nhân làm dịu thần kinh, giảm các triệu chứng lo âu, căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ.   

Ginkgo biloba ngăn ngừa tiến triển của bệnh Alzheimer, tăng cường khả năng nhận thức và trí nhớ
Ginkgo biloba ngăn ngừa tiến triển của bệnh Alzheimer

Giảm triệu chứng của tiền đình và bệnh mạch ngoại vi  

Khả năng tăng cường tuần hoàn máu của ginkgo biloba có tác dụng tích cực trong việc giảm các triệu chứng tiền đình như chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng và các bệnh ngoại vi như đau mỏi và tê bì tay chân.   

Phòng ngừa huyết khối và bệnh lý tim mạch   

Ginkgo biloba có cơ chế ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu và làm tiêu sợi huyết giảm nguy cơ hình thành huyết khối do các yếu tố viêm và stress oxy hóa. Nó cũng giúp giãn mạch để tăng cường máu đến nuôi dưỡng cơ tim, giảm nguy cơ đột quỵ đặc biệt là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý xơ vữa động mạch , cao huyết áp và suy tim.   

3. Cách sử dụng Ginkgo biloba đúng cách  

Ginkgo Biloba được khuyến cáo dùng cho người từ 12 tuổi trở lên. Liều lượng bổ sung có thể khác nhau dựa trên mức độ bệnh:  

  • Bệnh nhân có vẫn đề về trí nhớ và mất trí, thiểu năng tuần hoàn não liều sử dụng từ 120 mg - 240 mg, chia làm 2-3 lần dùng mỗi ngày  
  • Bệnh nhân ù tai và bệnh lý mạch máu ngoại biên: sử dụng không quá 160 mg mỗi ngày  

Thời gian sử dụng được khuyến cáo là từ 6-12 tuần và nên bắt đầu với liều thấp để đánh giá hiệu quả.   

4. Tác dụng phụ khi dùng Ginkgo biloba  

Nhìn chung, Ginkgo Biloba được đánh giá là an toàn và dung nạp tốt. Liều khuyến cáo tối đa cho chiết xuất của Ginkgo biloba là 240 mg/ ngày. Các tác dụng phụ nhẹ bao gồm đau đầu, hồi hộp, khó chịu tiêu hóa, táo bón, phản ứng dị ứng da.   

Liên hệ với bác sĩ nếu có các biểu hiện bất thường nghiêm trọng như  

  • Loạn nhịp tim, nhịp bất thường  
  • Chảy máu bất thường  
  • Bất tỉnh  

5. Lưu ý khi sử dụng ginkgo biloba  

Ginkgo biloba chống chỉ định sử dụng trong những trường hợp:  

  • Mẫn cảm với ginkgo biloba và bất cứ thành phần nào của thuốc  
  • Người đang có rối loạn chảy máu và chuẩn bị phẫu thuật.   

Việc sử dụng ginkgo biloba ở những người dùng thuốc chống viêm NSAID, thuốc chống tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu cần phải thận trọng do nó có thể làm tăng khả năng làm chảy máu của những thuốc này. Ở những bệnh nhân động kinh hoặc bệnh nhân dễ co giật, cũng nên thận trọng vì độc tố của nó.  

6. Ginkgo biloba có sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?  

Phụ nữ có thai  

Chưa có dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của ginkgo biloba đối với phụ nữ có thai. Dữ liệu trên thực nghiệm động vật không cho thấy tác động gây quái thai. Tuy nhiên, đặc tính làm tiêu sợi huyết có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong thai kỳ, đặc biệt là vào giai đoạn cuối thai kỳ hoặc trong khi sinh nở. Vì vậy, chưa có khuyến cáo sử dụng ginkgo biloba cho phụ nữ có thai.   

 

Phụ nữ đang cho con bú  

Chưa có đủ bằng chứng khoa học để xác định liệu Ginkgo biloba có thể bài tiết qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh hay không. Nếu các thành phần hoạt tính trong ginkgo biloba đi vào sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh, đặc biệt là chức năng thần kinh và tuần hoàn của trẻ. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú tốt nhất không nên sử dụng hoạt chất này và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi điều trị.   

 

Nguồn tham khảo 

Pubmed

Ginkgo biloba

Bằng chứng khoa học

Liều dùng

ginkgo-biloba-hevert-tang-tuan-hoan-nao

Liều lượng

  • Trừ khi có chỉ định khác, trong các trường hợp cấp tính, tiêm 1-2 ml 3 lần một ngày qua đường tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da
  • Với bệnh mạn tính, tiêm 1-2 ml mỗi ngày. Liều dùng cho trẻ em theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đánh giá

0 (0 reviews)

  • (0)
  • (0)
  • (0)
  • (0)
  • (0)
Đánh giá

Câu hỏi thường gặp

Cytamin chứa gì?
Về thành phần, Cytamines là phức hợp có nguồn gốc tự nhiên chứa protein, axit nucleic, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (đồng, kẽm, magie, mangan, sắt, phốt pho, kali, canxi, natri, v.v.) và vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, retinol, tocopherol, v.v.), được trình bày ở dạng dễ tiêu hóa, xác định giá trị dinh dưỡng và sinh lý cao của chúng.
Cytamin hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động sinh học của Cytamin nằm ở đặc tính của chất làm nền tảng cho thuốc - peptide. Peptide là các hoạt chất sinh học, là hợp chất protein của một số axit amin; chúng điều chỉnh các quá trình nội bào và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và mô. Tất cả các peptide đều có “chuyên môn” riêng: khi vào cơ thể con người, chúng sẽ xâm nhập chính xác vào các cơ quan mà chúng dự định sử dụng. Khi gặp phải một tế bào lão hóa, thường có biểu hiện là tổn thương cấu trúc, các peptide sẽ bão hòa nó bằng một loại “cocktail” protein, khôi phục chức năng của nó. Gặp gỡ các tế bào non, peptide, thông qua việc tham gia vào các quá trình trao đổi chất, góp phần “chuẩn bị” cho chúng phát triển đầy đủ và hình thành thành dạng trưởng thành. Bằng cách tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, peptide có tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa sớm của chúng.Như vậy, cytamine không chỉ có tác dụng phục hồi các tế bào già, bị tổn thương mà còn có tác dụng phòng ngừa đối với các tế bào trẻ, khỏe mạnh.
Cytamin có tác dụng phụ không?
Cytamin là phức hợp của các Peptide điều hòa sinh học thu được từ các cơ quan và mô động vật. Các Peptide động vật giống hệt với Peptide của con người và trải qua quá trình tinh chế nhiều cập độ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng với protein tạo nên Cytamin có thể xảy ra.
Cytamin có thể sử dụng ở độ tuổi nào?
Cytamin được phát triển nhằm mục đích ngăn ngừa và điều chỉnh những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở các cơ quan và mô khác nhau, do đó, theo quy định, chúng được kê đơn cho bệnh nhân trưởng thành. Việc sử dụng citamine cho mục đích phòng ngừa giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật và đạt được tuổi thọ tích cực.
Cytamin nào cần thiết cho cơ thể bạn cần?
Ngày nay có 17 loại citamine dành cho các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người. Tất cả các chất điều hòa sinh học peptide đều hoạt động theo cách có mục tiêu. Cytamin chỉ có thể kích hoạt quá trình tổng hợp protein trong cơ quan mà nó được lấy ra. Điều này được gọi là ái tính hay tính đặc hiệu của mô. Ovariamine (Cytamin cho buồng trứng) kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào buồng trứng, Coramin (Cytamin cho cơ tim) điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào tim, v.v. Để xác định loại Cytamin nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cytamin có chống chỉ định nào khi dùng không?
Hiện nay, chống chỉ định dùng cytamine chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cytamine chưa được thực hiện đối với các nhóm này và chống chỉ định là không dung nạp với các thành phần của thuốc.
Cytamin có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn thuốc?
Cytamin là chất phụ gia thực phẩm có hoạt tính sinh học và do đó được bán ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Để xác định loại Cytamin phù hợp cho bạn, bạn có thể làm một số xét nghiêm và tư vấn với bác sĩ.
Cytamin có thể sử dụng nhiều loại cùng một lúc không?
Có, có thể dùng nhiều Cytamine cùng một lúc. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu dùng nhiều Cytamine cùng một lúc.
Cytamin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác được không?
Cytamin tương thích với bất kỳ chất dinh dưỡng và dược phẩm nào, bao gồm cả các chất nội tiết tố. Trong các nghiên cứu lâm sàng và thực hành y tế sau đó, Cytamine được sử dụng tích cực trong liệu pháp phức tạp cho nhiều tình trạng khác nhau. Trong quá trình sử dụng thực tế, không có sự không tương thích với các thuốc khác được xác định .
Cytamin thường được các vận động viên sử dụng liệu đây có phải là doping?
Bất chấp các báo cáo hiện có về việc các vận động viên sử dụng Cytamine để tăng tốc quá trình trao đổi chất của tế bào, Cytamine không phải là doping. Việc sử dụng Cytamines bình thường hóa quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ quan tương ứng và không dẫn đến thay đổi thành phần máu.

Chuyên gia tư vấn

sử dụng sản phẩm

Form tư vấn

* Tên là bắt buộc!

Đội dài tối đa là 191

* Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân

Thông báo