Magnesium Chloride (Magie Clorid) Mylan 200mg/mLx50ml
Bổ sung và cân bằng magie trong trường hợp thiếu hụt
Liên hệ
Giỏ hàng
Bạn muốn tìm kiếm gì?
Đối tượng sử dụng
Cơ sở khoa học
Thuốc tiêm kẽm sulfat ( concentrated zinc sulfate) là dung dịch vô trùng, không gây sốt, được dùng như một chất bổ sung cho dung dịch dinh dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch (TPN). Mỗi ml dung dịch có chứa 5 mg kẽm nguyên tố.
Thuốc tiêm kẽm sulfat được chỉ định sử dụng như một chất bổ sung cho dung dịch tĩnh mạch dùng cho TPN. Việc sử dụng giúp duy trì nồng độ trong huyết tương và ngăn ngừa tình trạng cạn kệt các kho dự trữ nội sinh.
Thuốc tiêm kẽm sulfat được cung cấp dưới dạng đóng gói số lượng lớn để pha trộn. Thuốc không dùng để truyền tĩnh mạch trực tiếp. Trước khi dùng, thuốc tiêm kẽm sulfat phải được chuyển vào một dung dịch dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa riêng, pha loãng và sử dụng như một chất pha trộn trong dung dịch dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa.
Dung dịch dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa cuối cùng dùng để truyền tĩnh mạch vào tĩnh mạch trung tâm hoặc ngoại vi. Việc lựa chọn đường truyền tĩnh mạch trung tâm hay ngoại vi phải phụ thuộc vào độ thẩm thấu của dịch truyền cuối cùng. Các dung dịch có độ thẩm thấu 900 mOsmol/L trở lên phải được truyền qua ống thông trung tâm.
Liều lượng sử dụng kẽm sulfat nên được cá nhân hóa dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, nhu cầu dinh dưỡng và lượng kẽm đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc đường tiêu hóa.
Liều dùng nhi khoa được khuyến cáo theo độ tuổi và cân nặng, được trình bày ở bảng dưới đây:
Thuốc tiêm kẽm sulfat chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với kẽm hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Các chất kết tủa mạch máu phổi gây ra thuyên tắc mạch máu phổi và suy phổi đã được báo cáo ở những bệnh nhân đang được nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa. Nếu xuất hiện suy phổi, hãy ngừng truyền dịch dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa và bắt đầu đánh giá y tế. Ngoài việc kiểm tra dung dịch, bộ truyền dịch và ống thông cũng nên được kiểm tra định kỳ tìm chất kết tủa.
Thuốc tiêm kẽm sulfat có độ PH thấp và phải được pha chế và sử dụng như một chất pha trộn trong dung dịch dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa. Thuốc không dùng để truyền tĩnh mạch trực tiếp.
Việc truyền dung dịch dinh dưỡng ưu trương vào tĩnh mạch ngoại vi có thể gây kích ứng tĩnh mạch, tổn thương tĩnh mạch và/hoặc huyết khối. Biến chứng chính của đường truyền ngoại vi là viêm tắc tĩnh mạch , biểu hiện là đau, ban đỏ, nhạy cảm hoặc có dây thần kinh đỏ. Tháo ống thông càng sớm càng tốt nếu viêm tắc tĩnh mạch phát triển.
Thuốc tiêm kẽm sulfat có chứa nhôm có thể gây độc. Nhôm có thể đạt đến mức độ độc hại khi dùng đường tiêm kéo dài nếu chức năng thận bị suy yếu.
Trẻ sinh non đặc biệt có nguy cơ bị ngộ độc nhôm vì thận chưa trưởng thành và chúng cần một lượng lớn dung dịch canxi và phosphat, trong đó cũng có chứa nhôm.
Tiếp xúc với nhôm từ thuốc tiêm kẽm sulfat không quá 0,6 mcg/kg/ngày. Khi kê đơn thuốc tiêm kẽm sulfat để sử dụng trong dinh dưỡng qua đường tiêm có chứa các sản phẩm tiêm thể tích nhỏ khác, tổng lượng tiếp xúc hàng ngày của bệnh nhân với nhôm hỗn hợp nên được xem xét và duy trì ở mức không quá 5 mcg/kg/ngày.
Một số trường hợp đã được báo cáo rằng bổ sung kẽm gấp nhiều lần khuyến cáo trong thời gian dài (tính theo tháng và năm) có thể giảm hấp thu đồng qua đường tiêu hóa và thiếu đồng máu. Các biến chứng của tình trạng thiếu đồng đã được báo cáo là: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, bệnh thần kinh tủy và protein niệu ở mức thận hư.
Nếu bệnh nhân phát triển các dấu hiệu và triệu chứng thiếu đồng trong quá trình điều trị bằng thuốc tiêm kẽm sulfat, hãy ngừng điều trị kẽm và kiểm tra nồng độ kẽm và đồng. Thiếu đồng nên được điều trị bằng các bổ sung đồng và ngừng bổ sung kẽm.
Phản ứng quá mẫn với các sản phẩm insulin chứa kẽm tiêm dưới da đã được xác định trong các báo cáo ca bệnh sau khi đưa ra thị trường. Các phản ứng được báo cáo bao gồm cứng tại chỗ tiêm, ban đỏ, ngứa, phát ban dạng sẩn, nổi mề đay toàn thân, sưng mặt và khó thở.
Bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng sau khi chuyển sang insulin không chứa kẽm hoặc hàm lượng kẽm giảm. Nếu xảy ra phản ứng quá mẫn, ngừng tiêm kẽm sulfat và bắt đầu điều trị y tế thích hợp.
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của kẽm sulfat lên khả năng sinh sản ở động vật. Việc sử dụng kẽm sulfat theo liều khuyến cáo vẫn có khả năng gây dị tật thai thi, sảy thai hoặc kết quả bất lợi cho mẹ và thai nhi.
Nên cân nhắc dinh dưỡng qua đường tiêm tĩnh mạch với kẽm khi lợi ích vượt quá nguy cơ, nhu cầu của phụ nữ mang thai đối với kẽm không thể đáp ứng bằng đường uống hoặc đường tiêu hóa.
Kẽm có trong sữa mẹ. Việc sử dụng liều khuyến cáo được chấp thuận của thuốc kẽm sulfat trong dinh dưỡng qua đường tiêm không được dự kiến sẽ gây hại cho trẻ sơ sinh bú mẹ. Không có thông tin về tác động của kẽm sulfat lên sự sản xuất sữa. Cân nhắc lợi ích về sức khỏe và những nguy cơ tiềm ẩn cũng như bệnh lý mà người mẹ đang gặp phải khi sử dụng dinh dưỡng qua tĩnh mạch với kẽm.
Thuốc tiêm kẽm sulfat được chấp thuận sử dụng cho trẻ em, bao gồm cả trẻ sơ sinh, như một nguồn kẽm cho dinh dưỡng qua đường tiêm khi dinh dưỡng qua đường uống hoặc đường tiêu hóa không khả thi, không đủ hoặc chống chỉ định. Các khuyến nghị về an toàn và liều dùng ở bệnh nhân nhi khoa dựa trên các tài liệu đã công bố mô tả các nghiên cứu có kiểm soát về các sản phẩm có chứa kẽm ở bệnh nhân nhi khoa.
Kinh nghiệm lâm sàng được báo cáo về kẽm sulfat tiêm tĩnh mạch không xác định được sự khác biệt vè nhu cầu kẽm giữa bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân trẻ tuổi. Nhìn chung, việc lựa chọn liều lượng nên được cá nhân hóa dựa trên tình trạng và nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân.
Nguồn tham khảo
Drugs.com, Pubmed
Kẽm sulfat
Bằng chứng khoa học
1. Vai trò của kẽm đối với cơ thể
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu của cơ thể, có sẵn trong nhiều loại thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung. Kẽm có nhiều vai trò quan trọng đối với sự phát triển và duy trì các chức năng bình thường của cơ thể.
Kẽm cần thiết để xúc tác hoạt động của hàng trăm enzyme đóng vai trò tăng cường khả năng miễn dịch, tổng hợp protein và RNA, DNA, truyền tín hiệu và phân chia tế bào, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn tăng trưởng nhanh ở bào thai, trẻ em và trẻ vị thành niên.
Kẽm tham gia tổng hợp collagen và hình thành xương, duy trì độ chắc khỏe của xương.
Kẽm tham gia vào hoạt động của các tế bào miễn dịch như tế bào T, tế bào B và đại thực bào, tăng khả năng chống nhiễm trùng. Kẽm giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp.
Kẽm hỗ trợ sản xuất testosterone và chức năng của tinh trùng ở nam giới và sức khỏe nội tiết ở phụ nữ. Thiếu kẽm có thể gây rối loạn chức năng sinh sản, bao gồm suy giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới, giảm ham muốn và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Kẽm cũng tham gia vào hoạt động của các enzyme tiêu hóa, cải thiện về vị giác, khả năng hấp thu, đồng thời giảm thời gian, tần suất bị tiêu chảy.
2. Bổ sung kẽm cho cơ thể
Kẽm là vi chất thiết yếu của cơ thể, nên được bổ sung theo liều lượng được khuyến nghị:
3. Nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm
Các nguồn thực phẩm giàu kẽm nhất bao gồm thịt, cá và hải sản. Hàu chứa nhiều kẽm hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác trong mỗi khẩu phần, thịt bò là thực phẩm cung cấp kẽm phổ biến nhất trong các bữa ăn của các gia đình.
Trứng và các sản phẩm từ sữa cũng chứa lượng kẽm đáng kể. Đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt chứa kẽm tuy nhiên khả năng hấp thu kém đáng kể hơn các sản phẩm có nguồn gốc động vật.
Liều dùng
Liều lượng
Đánh giá
0 (0 reviews)
sử dụng sản phẩm
Form tư vấn
Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân
Đánh giá sản phẩm
Đánh giá sản phẩm của chúng tôi