Thiếu sắt là bệnh gì, cách phòng ngừa thiếu sắt

Thiếu sắt là bệnh gì, cách phòng ngừa thiếu sắt

1. Sắt trong cơ thể   

Sắt là một khoáng chất rất cần thiết đối với cơ thể, có nhiều vai trò sinh học quan trọng. Sắt có trong hemoglobin của tế bào hồng cầu, đảm bảo cho hoạt động vận chuyển oxy đến não và các cơ quan. Sắt cũng cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và hỗ trợ cho hoạt động của các tế bào miễn dịch.   

Sắt từ thực phẩm bạn ăn được hấp thụ vào cơ thể bởi các tế bào lót ở đường tiêu hóa, cơ thể chỉ hấp thụ một phần nhỏ lượng sắt bạn ăn vào. Sau đó, sắt được giải phóng vào dòng máu, tại đó protein transferrin gắn vào nó và vận chuyển đến gan. Sắt được lưu trữ tại gan dưới dạng ferritin và được giải phóng khi cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu mới trong tủy xương. Khi các tế bào hồng cầu không còn khả năng hoạt động, thường sau khoảng 120 ngày, sắt sẽ được lá lách hấp thu lại và cơ thể có thể sử dụng lại lượng sắt này.   

 

2. Những ai dễ bị thiếu sắt?  

 

Thiếu sắt rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ và những người có chế độ ăn ít sắt. Những nhóm người có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt là:  

  • Phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, đặc biệt kinh nguyệt kéo dài và mất nhiều máu  
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú  
  • Những người đã trải qua phẫu thuật lớn hoặc chấn thương vật lý  
  • Những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh celiac, viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn  
  • Người phẫu thuật cắt dạ dày hoặc viêm loét dạ dày tá tràng  
  • Người ăn chay thuần hoặc những người có chế độ ăn uống không giàu sắt từ thịt, gia cầm, cá, hải sản.   
Phụ nữ có thai rất dễ bị thiếu sắt trong suốt thai kỳ
Phụ nữ có thai rất dễ bị thiếu sắt 

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt   

 

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt liên quan đến việc giảm cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể như:  

  • Da nhợt nhạt hoặc sắc mặt xám xịt  
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng không rõ nguyên nhân  
  • Khó thở hoặc đau ngực, đặc biệt là khi lao động   
  • Nhịp tim nhanh  
  • Tiếng đập hoặc “vù vù” trong tai  
  • Đau đầu, đặc biệt là khi hoạt động  
  • Lưỡi sưng đỏ và đau  
  • Móng tay giòn hoặc rụng tóc  
Thiếu máu thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng
Thiếu máu thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng

4. Điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt như thế nào  

Nguyên tắc điều trị thiếu sắt  

  • Hạn chế truyền máu, chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng, mất bù  
  • Bổ sung các chế phẩm sắt bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch, khuyến khích dùng thuốc bổ sung sắt dạng uống   
  • Chỉ định dùng sắt truyền tĩnh mạch trong các trường hợp:  
  • Thiếu máu thiếu sắt nặng, rất nặng  
  • Cơ thể không hấp thu được sắt dùng dạng uống: bệnh về ruột, cắt dạ dày, bệnh bẩm sinh  
  • Thiếu máu trong bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển.   
  • Giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt chưa thiếu máu: bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắtThời gian bổ sung sắt: kéo dài, nên tiếp tục bổ sung sắt thêm ba tháng sau khi lượng huyết sắc tố trở về bình thường  
  • Phối hợp điều trị nguyên nhân: Cần tìm được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu thiếu sắt  

5. Phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt  

 

Một chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt sẽ phòng ngừa được nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Các thực phẩm có hàm lượng sắt cao như gan, thận, thịt bò, trái cây sấy, đậu Hà Lan, hạnh nhân, rau lá xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt. Sắt có hai dạng là sắt heme với khả năng hấp thu cao (khoảng 15%) có nhiều trong thịt, cá và gia cầm, và sắt non-heme được tìm thấy trong trứng , ngũ cốc, trái cây với khả năng hấp thu kém hơn từ 3%-8%.   

Sử dụng thực phẩm chứa nhiều sắt ngăn ngừa thiếu sắt
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều sắt ngăn ngừa thiếu sắt

Các viên uống bổ sung sắt cũng là một nguồn cung cấp cho cơ thể, thường   

được chỉ định bởi bác sĩ sau khi đã xác định được mức độ thiếu hụt. Các lưu ý khi sử dụng các sản phẩm chứa sắt:  

  • Vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt, vì vậy uống vitamin C hoặc nước cam khi dùng các sản phẩm chứa sắt  
  • Sắt được hấp thụ tốt nhất khi đói. Tuy nhiên uống sắt lúc đói có xu hướng kích ứng dạ dày. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng trên tiêu hóa quá nặng  
  • Canxi làm cản trở sự hấp thu sắt. Vì vậy, tránh dùng chung canxi và sắt, nên uống cách xa tối thiểu 1-2 tiếng.   
  • Sắt có thể tạo phức với một số nhóm thuốc như kháng sinh teracyclin, quinolon, thuốc kháng acid, thuốc hormon tuyến giáp, nên tránh dùng chung  
  • Không dùng chung trà, cà phê với sắt để hạn chế giảm hấp thu.   

6. Bổ sung sắt cho phụ nữ có thai và cho con bú  

Theo khuyến cáo WHO năm 2011, khuyến cáo sử dụng sắt cho phụ nữ có thai và cho con bú như sau:  

  • Đối với phụ nữ có thai, liều bổ sung sắt là 60mg sắt và 400mcg acid folic trong suốt thời gian có thai.  
  • Sau khi sinh bổ sung tiếp 3 tháng với liều tương tự khi có thai đối với phụ nữ cho con bú.  
  • Bổ sung sắt định kỳ cho phụ nữ không mang thai: bổ sung sắt/acid folic mỗi tuần 1 viên trong 3 tháng, 3 tháng nghỉ, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng.  

Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung dành cho trẻ trong năm đầu đời, vì sắt trong sữa mẹ hấp thu tốt hơn trong sữa bột.   

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Khám phá trong blog của chúng tôi

Câu hỏi thường gặp

Cytamin chứa gì?
Về thành phần, Cytamines là phức hợp có nguồn gốc tự nhiên chứa protein, axit nucleic, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (đồng, kẽm, magie, mangan, sắt, phốt pho, kali, canxi, natri, v.v.) và vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, retinol, tocopherol, v.v.), được trình bày ở dạng dễ tiêu hóa, xác định giá trị dinh dưỡng và sinh lý cao của chúng.
Cytamin hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động sinh học của Cytamin nằm ở đặc tính của chất làm nền tảng cho thuốc - peptide. Peptide là các hoạt chất sinh học, là hợp chất protein của một số axit amin; chúng điều chỉnh các quá trình nội bào và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và mô. Tất cả các peptide đều có “chuyên môn” riêng: khi vào cơ thể con người, chúng sẽ xâm nhập chính xác vào các cơ quan mà chúng dự định sử dụng. Khi gặp phải một tế bào lão hóa, thường có biểu hiện là tổn thương cấu trúc, các peptide sẽ bão hòa nó bằng một loại “cocktail” protein, khôi phục chức năng của nó. Gặp gỡ các tế bào non, peptide, thông qua việc tham gia vào các quá trình trao đổi chất, góp phần “chuẩn bị” cho chúng phát triển đầy đủ và hình thành thành dạng trưởng thành. Bằng cách tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, peptide có tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa sớm của chúng.Như vậy, cytamine không chỉ có tác dụng phục hồi các tế bào già, bị tổn thương mà còn có tác dụng phòng ngừa đối với các tế bào trẻ, khỏe mạnh.
Cytamin có tác dụng phụ không?
Cytamin là phức hợp của các Peptide điều hòa sinh học thu được từ các cơ quan và mô động vật. Các Peptide động vật giống hệt với Peptide của con người và trải qua quá trình tinh chế nhiều cập độ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng với protein tạo nên Cytamin có thể xảy ra.
Cytamin có thể sử dụng ở độ tuổi nào?
Cytamin được phát triển nhằm mục đích ngăn ngừa và điều chỉnh những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở các cơ quan và mô khác nhau, do đó, theo quy định, chúng được kê đơn cho bệnh nhân trưởng thành. Việc sử dụng citamine cho mục đích phòng ngừa giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật và đạt được tuổi thọ tích cực.
Cytamin nào cần thiết cho cơ thể bạn cần?
Ngày nay có 17 loại citamine dành cho các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người. Tất cả các chất điều hòa sinh học peptide đều hoạt động theo cách có mục tiêu. Cytamin chỉ có thể kích hoạt quá trình tổng hợp protein trong cơ quan mà nó được lấy ra. Điều này được gọi là ái tính hay tính đặc hiệu của mô. Ovariamine (Cytamin cho buồng trứng) kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào buồng trứng, Coramin (Cytamin cho cơ tim) điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào tim, v.v. Để xác định loại Cytamin nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cytamin có chống chỉ định nào khi dùng không?
Hiện nay, chống chỉ định dùng cytamine chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cytamine chưa được thực hiện đối với các nhóm này và chống chỉ định là không dung nạp với các thành phần của thuốc.
Cytamin có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn thuốc?
Cytamin là chất phụ gia thực phẩm có hoạt tính sinh học và do đó được bán ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Để xác định loại Cytamin phù hợp cho bạn, bạn có thể làm một số xét nghiêm và tư vấn với bác sĩ.
Cytamin có thể sử dụng nhiều loại cùng một lúc không?
Có, có thể dùng nhiều Cytamine cùng một lúc. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu dùng nhiều Cytamine cùng một lúc.
Cytamin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác được không?
Cytamin tương thích với bất kỳ chất dinh dưỡng và dược phẩm nào, bao gồm cả các chất nội tiết tố. Trong các nghiên cứu lâm sàng và thực hành y tế sau đó, Cytamine được sử dụng tích cực trong liệu pháp phức tạp cho nhiều tình trạng khác nhau. Trong quá trình sử dụng thực tế, không có sự không tương thích với các thuốc khác được xác định .
Cytamin thường được các vận động viên sử dụng liệu đây có phải là doping?
Bất chấp các báo cáo hiện có về việc các vận động viên sử dụng Cytamine để tăng tốc quá trình trao đổi chất của tế bào, Cytamine không phải là doping. Việc sử dụng Cytamines bình thường hóa quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ quan tương ứng và không dẫn đến thay đổi thành phần máu.

Chuyên gia tư vấn

sử dụng sản phẩm

Form tư vấn

* Tên là bắt buộc!

Đội dài tối đa là 191

* Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân

Thông báo