Huyết sắc tố Hemoglobin và những điều cần biết

Huyết sắc tố Hemoglobin và những điều cần biết

 

1. Hemoglobin là gì?

Hemoglobin ( viết tắt là Hgb hoặc Hb) là phân tử protein trong tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô của cơ thể và đưa carbon dioxide từ các mô trở lại phổi. 

Hgb được tạo thành từ bốn phân tử protein (chuỗi globlin) được kết nối với nhau. 

  • Phân tử hemoglobin bình thường của người trưởng thành chứa hai chuỗi alpha-globulin và hai chuỗi beta-globulin 
  • Ở thai nhi và trẻ sơ sinh, chuỗi beta không phổ biến và phân tử hemoglobin được tạo thành từ hai chuỗi alpha và hai chuỗi gamma. Khi trẻ sơ sinh lớn lên, chuỗi gamma dần được thay thế bằng chuỗi beta, hình thành nên cấu trúc hemoglobin ở người trưởng thành. 

Mỗi chuỗi globulin chứa một hợp chất porphyrin chứa sẳt quan trọng được gọi là heme. Trong hợp chất heme là một nguyên tử sắt đóng vai trò trong việc vận chuyển oxy và carbon dioxide trong máu. Sắt trong hemoglobin cũng tạo nên màu đỏ trong máu của chúng ta. 

Hemoglobin chịu trách nhiệm trong việc duy trì hình dạng của tế bào hồng cầu. Tế bào hồng cầu tự nhiên có dạng điển hình là hình đĩa lõm hai mặt. Hình dạng này giúp hồng cầu có diện tích bề mặt lớn hơn so với thể tích, tối ưu hóa quá trình trao đổi khí giữa hồng cầu và các mô của cơ thể. 

 

Cấu trúc của hemoglobin gồm bốn chuối globulin kết nối với nhau, mỗi chuỗi có một nhân heme có chứa sắt
Cấu trúc của hemoglobin gồm bốn chuối globulin kết nối với nhau
 

2. Nồng độ hemoglobin bình thường là bao nhiêu?

Hemoglobin thường được đo như một phần của xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) thường quy từ mẫu máu. Mức hemoglobin được biểu thị là lượng hemoglobin tính bằng g/dL(gam/decilit) máu toàn phần, 1 dL=100ml. 

Mức hemoglobin bình thường phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính được biểu thị dưới bảng:

 

Độ tuổi 

Mức hemoglobin bình thường (g/dL)

Trẻ sơ sinh

17-22

Trẻ 1 tháng tuổi

11-15

Trẻ em 

11-13

Nam giới trưởng thành

14-18

Phụ nữ trưởng thành

12-16

 

3. Ý nghĩa của chỉ số hemoglobin

Nồng độ hemoglobin thấp trong máu

Lượng hemoglobin thấp cho thấy tình trạng thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp và cần được xác định nguyên nhân gây thiếu máu. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu như: 

  • Mất máu ( chấn thương, phẫu thuật, chảy máu, ung thư ruột kết hoặc loét dạ dày)
  • Thiếu hụt dinh dưỡng (sắt, vitamin B12, folate)
  • Các vấn đề về tủy xương
  • Tác dụng phụ của thuốc hóa trị gây ức chế tổng hợp hồng cầu
  • Suy thận
  • Cấu trúc hemoglobin bất thường ( thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc bệnh thalassemia)

Triệu chứng của tình trạng thiếu hemoglobin:

Khi thiếu máu, cơ thể không đủ hồng cầu hoặc hồng cầu không hoạt động tốt, khi đó cơ thể có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng 
  • Da và nướu nhợt nhạt, người xanh xao
  • Các vấn đề về nhiệt độ như đổ mồ hôi nhiều, tay chân lạnh 
  • Choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu
  • Nhịp tim nhanh do tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường để đưa oxy hết các cơ quan
  • Ù tai, nghe như tiếng chuông hoặc tiếng rít trong tai
  • Đau đầu thường xuyên
  • Khó thở, đau thắt ngực
Thiếu hồng cầu khiến da nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi
Thiếu hồng cầu khiến da nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi

 

Nồng độ hemoglobin cao trong máu

Lượng hemoglobin cao hơn bình thường có thể thấy ở những người sống ở vùng cao và những người hút thuốc. Mất nước cũng khiến hemoglobin cao giả tạo và sẽ trở về bình thường khi chất lỏng trong cơ thể cân bằng. 

 

Một số nguyên nhân ít gặp khác dẫn đến nồng độ hemoglobin cao bao gồm:

  • Bệnh phổi tiến triển như khí phế thủng
  • Rối loạn tủy xương trong bệnh đa hồng cầu đỏ
  • Lạm dụng thuốc erythropoietin dẫn đến tăng sản xuất hồng cầu 

Tăng hemoglobin trong máu làm tăng độ nhớt và giảm lưu thông máu, dẫn đến các triệu chứng:

  • Mệt mỏi, suy nhược 
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng
  • Đỏ da
  • Khó thở
  • Đau hoặc khó chịu vùng ngực
  • Ngứa da
  • Tê hoặc đau ở chi

4. Điều gì xảy ra khi hemoglobin bị khiếm khuyết

 

Hemoglobin khiếm khuyết gây ra một bệnh di truyền là hồng cầu hình liềm. Tình trạng này có thể gây bất thường hình dạng tế bào hồng cầu, dẫn đến việc chúng không thể dễ dàng đi qua các mạch máu nhỏ và gây thiếu oxy cho các mô của cơ thể. 

Hồng cầu hình liềm cũng có tuổi thọ ngắn hơn hồng cầu bình thường ( khoảng 20 ngày so với 120 ngày). Sự thay đổi nhanh chóng này khiến cơ thể không thể sản xuất đủ hồng cầu để bù đắp và dẫn tới thiếu máu. 

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các triệu chứng điển hình bao gồm: đau ngực, đau xương, hụt hơi, loét da, mệt mỏi, đột quỵ, mù lòa, chậm phát triển và dậy thì. 

Bệnh hồng cầu hình liềm gây thiếu oxy cho các mô
Bệnh hồng cầu hình liềm gây thiếu oxy ở các mô

 

5. Làm thế nào để tăng nồng độ hemoglobin

Trong các trường hợp thiếu máu, một số cách để tăng nồng độ hemoglobin là:

  • Truyền hồng cầu, tuy nhiên chỉ áp dụng cho những trường hợp nghiêm trọng 
  • Dùng thuốc kích thích sản xuất hồng cầu erythropoieti ở những người bị giảm sản xuất hồng cầu hoặc tăng phá hủy hồng cầu. 
  • Uống thuốc bổ sung sắt
  • Tăng lượng thực phẩm giàu sắt và vitamin B6, B12, folate như trứng, rau bina, actiso, đậu, thịt nạc, hải sản, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây họ cam quýt. 

Tránh lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống chứa cola để việc hấp thụ sắt tốt hơn. 

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Khám phá trong blog của chúng tôi

Câu hỏi thường gặp

Cytamin chứa gì?
Về thành phần, Cytamines là phức hợp có nguồn gốc tự nhiên chứa protein, axit nucleic, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (đồng, kẽm, magie, mangan, sắt, phốt pho, kali, canxi, natri, v.v.) và vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, retinol, tocopherol, v.v.), được trình bày ở dạng dễ tiêu hóa, xác định giá trị dinh dưỡng và sinh lý cao của chúng.
Cytamin hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động sinh học của Cytamin nằm ở đặc tính của chất làm nền tảng cho thuốc - peptide. Peptide là các hoạt chất sinh học, là hợp chất protein của một số axit amin; chúng điều chỉnh các quá trình nội bào và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và mô. Tất cả các peptide đều có “chuyên môn” riêng: khi vào cơ thể con người, chúng sẽ xâm nhập chính xác vào các cơ quan mà chúng dự định sử dụng. Khi gặp phải một tế bào lão hóa, thường có biểu hiện là tổn thương cấu trúc, các peptide sẽ bão hòa nó bằng một loại “cocktail” protein, khôi phục chức năng của nó. Gặp gỡ các tế bào non, peptide, thông qua việc tham gia vào các quá trình trao đổi chất, góp phần “chuẩn bị” cho chúng phát triển đầy đủ và hình thành thành dạng trưởng thành. Bằng cách tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, peptide có tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa sớm của chúng.Như vậy, cytamine không chỉ có tác dụng phục hồi các tế bào già, bị tổn thương mà còn có tác dụng phòng ngừa đối với các tế bào trẻ, khỏe mạnh.
Cytamin có tác dụng phụ không?
Cytamin là phức hợp của các Peptide điều hòa sinh học thu được từ các cơ quan và mô động vật. Các Peptide động vật giống hệt với Peptide của con người và trải qua quá trình tinh chế nhiều cập độ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng với protein tạo nên Cytamin có thể xảy ra.
Cytamin có thể sử dụng ở độ tuổi nào?
Cytamin được phát triển nhằm mục đích ngăn ngừa và điều chỉnh những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở các cơ quan và mô khác nhau, do đó, theo quy định, chúng được kê đơn cho bệnh nhân trưởng thành. Việc sử dụng citamine cho mục đích phòng ngừa giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật và đạt được tuổi thọ tích cực.
Cytamin nào cần thiết cho cơ thể bạn cần?
Ngày nay có 17 loại citamine dành cho các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người. Tất cả các chất điều hòa sinh học peptide đều hoạt động theo cách có mục tiêu. Cytamin chỉ có thể kích hoạt quá trình tổng hợp protein trong cơ quan mà nó được lấy ra. Điều này được gọi là ái tính hay tính đặc hiệu của mô. Ovariamine (Cytamin cho buồng trứng) kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào buồng trứng, Coramin (Cytamin cho cơ tim) điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào tim, v.v. Để xác định loại Cytamin nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cytamin có chống chỉ định nào khi dùng không?
Hiện nay, chống chỉ định dùng cytamine chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cytamine chưa được thực hiện đối với các nhóm này và chống chỉ định là không dung nạp với các thành phần của thuốc.
Cytamin có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn thuốc?
Cytamin là chất phụ gia thực phẩm có hoạt tính sinh học và do đó được bán ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Để xác định loại Cytamin phù hợp cho bạn, bạn có thể làm một số xét nghiêm và tư vấn với bác sĩ.
Cytamin có thể sử dụng nhiều loại cùng một lúc không?
Có, có thể dùng nhiều Cytamine cùng một lúc. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu dùng nhiều Cytamine cùng một lúc.
Cytamin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác được không?
Cytamin tương thích với bất kỳ chất dinh dưỡng và dược phẩm nào, bao gồm cả các chất nội tiết tố. Trong các nghiên cứu lâm sàng và thực hành y tế sau đó, Cytamine được sử dụng tích cực trong liệu pháp phức tạp cho nhiều tình trạng khác nhau. Trong quá trình sử dụng thực tế, không có sự không tương thích với các thuốc khác được xác định .
Cytamin thường được các vận động viên sử dụng liệu đây có phải là doping?
Bất chấp các báo cáo hiện có về việc các vận động viên sử dụng Cytamine để tăng tốc quá trình trao đổi chất của tế bào, Cytamine không phải là doping. Việc sử dụng Cytamines bình thường hóa quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ quan tương ứng và không dẫn đến thay đổi thành phần máu.

Chuyên gia tư vấn

sử dụng sản phẩm

Form tư vấn

* Tên là bắt buộc!

Đội dài tối đa là 191

* Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân

Thông báo