Buồng trứng đa nang (PCOS): nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Buồng trứng đa nang (PCOS): nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovary syndrome - PCOS) là một tình trạng rối loạn nội tiết thường gặp ở phụ nữ. Điều này gây ra một số vấn đề như kinh nguyệt không đều, rậm lông, mọc mụn trứng cá và vô sinh. PCOS ảnh hưởng tới khoảng 10-15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Những người mắc PCOS có thể có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định cao hơn, như bệnh tiểu đường và huyết áp cao.   

 

1. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là gì?  

Buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố xảy ra khi buồng trứng giải phóng ra quá nhiều hormon androgen (cường adrogen). Điều này xảy ra khi quá trình rụng trứng bị rối loạn, cơ thể không thể sản xuất ra đủ hormon cần thiết để rụng trứng. Khi không rụng trứng, buồng trứng có thể phát triển nhiều túi nhỏ chứa đầy dịch (các nang). Các nang này sản xuất ra androgen, một loại hormon thường có nhiều ở nam giới và lượng nhỏ ở nữ giới. Cường androgen ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt và những đặc điểm sinh lý ở phụ nữ.   

Các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra PCOS, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng kháng insulin và hội chứng này. Nồng độ insulin tích tụ trong cơ thể và có thể gây ra mức androgen cao hơn. Béo phì cũng có thể làm tăng insulin và làm cho các triệu chứng của PCOS trở nên tồi tệ hơn.   

Buồng trứng đa nang (PCOS) gây ra các rối loạn nội tiết
Buồng trứng đa nang (PCOS) gây ra mất cân bằng nội tiết ở phụ nữ

 

2. Triệu chứng của buồng trứng đa nang (PCOS)  

 

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của PCOS bao gồm:  

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều: kinh nguyệt không đều bao gồm mất kinh hoặc không có kinh. Nó cũng có thể bao gồm chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt.   
  • U nang: nhiều người mắc PCOS có buồng trứng trông to hơn hoặc có nhiều nang (u nang túi trứng) khi siêu âm.   
  • Mọc lông bất thường: có thể mọc lông trên mặt hoặc mọc nhiều ở cánh tay, ngực và bụng. Tình trạng này ảnh hưởng đến 70% những người mắc PCOS.   
  • Mụn trứng cá: PCOS gây ra  tình trạng da dầu và mụn trứng cá, đặc biệt ở lưng, ngực và mặt  
  • Béo phì: có từ 40% đến 80% số người mắc PCOS bị tăng cân, béo phì, đặc biệt là béo bụng và gặp vấn đề trong việc duy trì cân nặng khỏe mạnh.   
  • Da sẫm màu: xuất hiện nhiều hơn các vùng da sẫm màu trên cơ thể, đặc biệt ở những vùng có nếp gấp như nách, sau gáy, cổ, vùng dưới vú, bẹn,…  
  • Tóc mỏng, rụng nhiều, hói đầu kiểu nam giới  
  • Vô sinh: PCOS là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới. Không rụng trứng đều đặn theo chu kỳ dẫn tới việc khó thụ thai.   
  • Mảnh thừa da (mụn thịt): xuất hiện ở nách hoặc trên cổ   
Rối loạn kinh nguyệt là một trong những triệu chứng của PCOS
Rối loạn kinh nguyệt là một trong những triệu chứng của PCOS

3. Chẩn đoán buồng trứng đa nang (PCOS) như thế nào?  

Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng gặp phải và chỉ định các biện pháp thăm khám, bao gồm sức khỏe của các cơ quan sinh sản. Một số triệu chứng của PCOS có thể giống như các vấn đề sức khỏe khác gây ra, vì vậy có thể phải làm thêm các xét nghiệm như:  

  • Siêu âm: đánh giá sức khỏe buồng trứng về kích thước và số lượng các nang. Việc này cũng có thể kiểm tra được độ dày của niêm mạc tử cung  
  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm cho biết nồng độ androgen và các hormon khác. Ngoài ra có thể kiểm tra các chỉ số sinh hóa khác như đường huyết, men gan, mỡ máu để đánh giá sức khỏe tổng thể.   

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán PCOS nếu bệnh nhân có ít nhất hai trong ba triệu chứng sau:  

  • Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh. Một số phụ nữ mắc PCOS bị chảy máu rất nhiều khi có kinh  
  • Dấu hiệu dư thứa sndrogen như mụn trứng cá hoặc mọc lông quá nhiều. Hoặc xét nghiệm máu xác nhận nồng độ androgen cao  
  • Buồng trứng to hoặc buồng trứng xuất hiện đa nang trên siêu âm.   

4. Điều trị buồng trứng đa nang (PCOS)  

 

Phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên triệu chứng, tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe và mong muốn có thai hay không.   

Nếu không có ý định mang thai, các phương pháp điều trị PCOS bao gồm:  

  • Biện pháp tránh thai bằng hormon: các lựa chọn bao gồm thuốc tránh thai, miếng dán, vòng tránh thai. Biện pháp này giúp điều hòa kinh nguyệt, một số loại thuốc có thể cải thiện tình trạng trứng cá và chứng rậm lông quá mức.   
  • Thuốc điều trị tiểu đường: thuốc này dùng điều trị tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân PCOS. Thuốc cũng làm giảm nồng độ androgen, điều hòa quá trình rụng trứng.   
  • Thay đổi chế độ ăn uống và hoạt động: chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất giúp giảm cân và giảm các triệu chứng. Điều đó làm giảm tình trạng kháng insulin, kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện khả năng rụng trứng.   

Nếu có kế hoạch mang thai, phương pháp điều trị PCOS bao gồm:  

  • Thuốc kích thích rụng trứng: thuốc có thể giúp buồng trứng giải phóng trứng bình thường. Tuy nhiên thuốc có thể làm rụng nhiều trứng cùng lúc, làm tăng khả năng sinh đôi hoặc nhiều hơn. Đồng thời chúng có thể gây ra tình trạng kích thích buồng trứng quá mức, làm giải phóng quá nhiều hormon, dẫn đến đầy bụng và đau vùng chậu.   
  • Thay đổi chế độ ăn uống và hoạt động: chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể chất giúp giảm cân, tăng độ nhạy của insulin, tăng khả năng rụng trứng, từ đó tăng khả năng thụ thai.  
  • Thụ tinh trong ống nghiệm IVF: đây là một lựa chọn khi người mắc PCOS không đáp ứng tốt với thuốc gây rụng trứng. Bác sĩ sẽ thụ tinh trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm trước khi chuyển vào tử cung giúp phụ nữ mang thai.   

Lối sống lành mạnh cho người mắc PCOS  

 

Đối với người mắc hội chứng buồng trứng đa nang PCOS, chế độ ăn uống và sinh hoạt có vai trò quan trọng trong kiểm soát triệu chứng và cải thiện sức khỏe. Nhiều loại thực phẩm có nguy cơ làm gia tăng tình trạng thừa cân, kháng insulin và mất cân bằng hormon. Nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống sau:  

  • Chứa lượng đường cao như đường tinh luyện, nước ngọt, trà sữa, ngũ cốc tinh chế, bánh quy, bánh ngọt,…  
  • Giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như đồ chiên rán, thức ăn nhanh, thịt chế biến sẵn, bơ động vật, mỡ lợn,…  
  • Các sản phẩm từ sữa béo, phô mai béo, kem, sữa đặc. Có thể thay thế bằng sữa không đường  
  • Đồ uống kích thích và có cồn như rượu bia, trà, cà phê,...  

Nên lựa chọn thực phẩm chứa ít đường và chất béo như:  

  • Ngũ cốc nguyên hạt ( yến mạch, gạo lứt)  
  • Rau xanh và hoa quả ít ngọt  
  • Thực phẩm giàu protein: thịt nạc, cá, đậu, trứng  
  • Chất béo lành mạnh: dầu oliu, dầu cá, quả bơ, hạnh nhân  

Ăn vừa đủ khẩu phần, tránh ăn quá nhiều dù là các thức ăn lành mạnh. Luôn tuân thủ việc kiểm soát cân nặng, đặc biệt là kích thước vòng bụng sẽ hạn chế được các vấn đề gây ra bởi PCOS. Tập luyện thể dục đều đặn cũng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, cân bằng hormon trong cơ thể, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể và quan trọng hơn là khả năng sinh sản.   

Kiểm soát cân nặng sẽ giảm được tác động của PCOS
Kiểm soát cân nặng sẽ giảm được tác động của PCOS

 

6. Những câu hỏi thường gặp  

 

PCOS có chữa khỏi được không?  

Mặc dù không có cách chữa khỏi PCOS, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát các triệu chứng để có được chất lượng sống tốt hơn.   

 

Mắc PCOS có thể mang thai được không?  

Phụ nữ bị PCOS có thể khó thụ thai hơn so với bình thường, cũng như nguy cơ mắc biến chứng khi mang thai, nhưng vẫn có thể tự mang thai được. Các liệu pháp dùng thuốc và kế hoạch điều trị của bác sĩ sẽ hỗ trợ cho việc rụng trứng, tạo điều kiện cho việc mang thai.   

 

Có thể ngăn ngừa PCOS được không?  

Không có cách nào để ngăn ngừa PCOS, tuy nhiên bạn có thể thực hiện các hành động nhỏ để giảm triệu chứng. Sử dụng thực phẩm lành mạnh, chăm chỉ tập luyện thể dục và kiểm soát cân nặng có thể giúp bạn tránh được các tác động của PCOS  

 

PCOS có gây sảy thai không?  

Phụ nữ bị PCOS có thể làm tăng một số biến chứng khi mang thai, bao gồm tăng nguy cơ của các bệnh lý:  

  • Tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, huyết áp cao  
  • Sinh non (trước 37 tuần thai kỳ) hoặc sinh mổ do béo phì, tiểu đường hoặc huyết áp cao   

 

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Khám phá trong blog của chúng tôi

Câu hỏi thường gặp

Cytamin chứa gì?
Về thành phần, Cytamines là phức hợp có nguồn gốc tự nhiên chứa protein, axit nucleic, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (đồng, kẽm, magie, mangan, sắt, phốt pho, kali, canxi, natri, v.v.) và vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, retinol, tocopherol, v.v.), được trình bày ở dạng dễ tiêu hóa, xác định giá trị dinh dưỡng và sinh lý cao của chúng.
Cytamin hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động sinh học của Cytamin nằm ở đặc tính của chất làm nền tảng cho thuốc - peptide. Peptide là các hoạt chất sinh học, là hợp chất protein của một số axit amin; chúng điều chỉnh các quá trình nội bào và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và mô. Tất cả các peptide đều có “chuyên môn” riêng: khi vào cơ thể con người, chúng sẽ xâm nhập chính xác vào các cơ quan mà chúng dự định sử dụng. Khi gặp phải một tế bào lão hóa, thường có biểu hiện là tổn thương cấu trúc, các peptide sẽ bão hòa nó bằng một loại “cocktail” protein, khôi phục chức năng của nó. Gặp gỡ các tế bào non, peptide, thông qua việc tham gia vào các quá trình trao đổi chất, góp phần “chuẩn bị” cho chúng phát triển đầy đủ và hình thành thành dạng trưởng thành. Bằng cách tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, peptide có tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa sớm của chúng.Như vậy, cytamine không chỉ có tác dụng phục hồi các tế bào già, bị tổn thương mà còn có tác dụng phòng ngừa đối với các tế bào trẻ, khỏe mạnh.
Cytamin có tác dụng phụ không?
Cytamin là phức hợp của các Peptide điều hòa sinh học thu được từ các cơ quan và mô động vật. Các Peptide động vật giống hệt với Peptide của con người và trải qua quá trình tinh chế nhiều cập độ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng với protein tạo nên Cytamin có thể xảy ra.
Cytamin có thể sử dụng ở độ tuổi nào?
Cytamin được phát triển nhằm mục đích ngăn ngừa và điều chỉnh những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở các cơ quan và mô khác nhau, do đó, theo quy định, chúng được kê đơn cho bệnh nhân trưởng thành. Việc sử dụng citamine cho mục đích phòng ngừa giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật và đạt được tuổi thọ tích cực.
Cytamin nào cần thiết cho cơ thể bạn cần?
Ngày nay có 17 loại citamine dành cho các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người. Tất cả các chất điều hòa sinh học peptide đều hoạt động theo cách có mục tiêu. Cytamin chỉ có thể kích hoạt quá trình tổng hợp protein trong cơ quan mà nó được lấy ra. Điều này được gọi là ái tính hay tính đặc hiệu của mô. Ovariamine (Cytamin cho buồng trứng) kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào buồng trứng, Coramin (Cytamin cho cơ tim) điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào tim, v.v. Để xác định loại Cytamin nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cytamin có chống chỉ định nào khi dùng không?
Hiện nay, chống chỉ định dùng cytamine chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cytamine chưa được thực hiện đối với các nhóm này và chống chỉ định là không dung nạp với các thành phần của thuốc.
Cytamin có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn thuốc?
Cytamin là chất phụ gia thực phẩm có hoạt tính sinh học và do đó được bán ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Để xác định loại Cytamin phù hợp cho bạn, bạn có thể làm một số xét nghiêm và tư vấn với bác sĩ.
Cytamin có thể sử dụng nhiều loại cùng một lúc không?
Có, có thể dùng nhiều Cytamine cùng một lúc. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu dùng nhiều Cytamine cùng một lúc.
Cytamin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác được không?
Cytamin tương thích với bất kỳ chất dinh dưỡng và dược phẩm nào, bao gồm cả các chất nội tiết tố. Trong các nghiên cứu lâm sàng và thực hành y tế sau đó, Cytamine được sử dụng tích cực trong liệu pháp phức tạp cho nhiều tình trạng khác nhau. Trong quá trình sử dụng thực tế, không có sự không tương thích với các thuốc khác được xác định .
Cytamin thường được các vận động viên sử dụng liệu đây có phải là doping?
Bất chấp các báo cáo hiện có về việc các vận động viên sử dụng Cytamine để tăng tốc quá trình trao đổi chất của tế bào, Cytamine không phải là doping. Việc sử dụng Cytamines bình thường hóa quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ quan tương ứng và không dẫn đến thay đổi thành phần máu.

Chuyên gia tư vấn

sử dụng sản phẩm

Form tư vấn

* Tên là bắt buộc!

Đội dài tối đa là 191

* Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân

Thông báo