Hiểu Về Loãng Xương: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Hiểu Về Loãng Xương: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

1. Loãng xương là gì? 

 

Bệnh loãng xương (osteoporosis) là bệnh lý âm thầm làm yếu xương và khiến xương dễ gãy. Xương bình thường dày đặc và đủ chắc để chịu được trọng lượng cơ thể cũng như các tác động bên ngoài. Khi già đi, tốc độ tái tạo xương chậm hơn tốc độ hủy xương, làm mật độ xương giảm. Lúc đó xương sẽ mỏng hơn và yếu hơn rất nhiều. Hầu hết mọi người không biết mình bị loãng xương cho đến khi họ bị gãy xương. Loãng xương có thể khiến bất cứ xương nào của bạn dễ gãy hơn, nhưng những xương thường bị ảnh hưởng nhất gồm: 

  • Xương chậu 
  • Cột sống 
  • Cổ tay 
Loãng xương khiến mật độ và khối lượng xương suy giảm
Loãng xương khiến mật độ và khối lượng xương suy giảm

 

2. Nguyên nhân và triệu chứng 

 

Nguyên nhân bệnh loãng xương 

Loãng xương xảy ra khi bạn già đi và xương mất khả năng tái tạo và phục hồi. Xương cũng giống như các bộ phân khác trong cơ thể, liên tục tạo mới và thay thế trong suốt cuộc đời. Trước năm 30 tuổi, cơ thể tạo ra nhiều xương hơn lượng mất đi. Sau 35 tuổi, quá trình phân hủy xương diễn ra nhanh hơn tốc độ thay thế của cơ thể, dẫn tới mất dần khối lượng xương.  

 

Một số nhóm người có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn, bao gồm: 

  • Người trên 50 tuổi 
  • Phụ nữ tuổi mãn kinh 
  • Người có tiền sử gia đình có người bị loãng xương 
  • Người gầy tự nhiên hoặc có khung xương nhỏ hơn.  
  • Người hút thuốc lá thường xuyên ( bao gồm cả thuốc lá điện tử) 

Một số tình trạng sức khỏe khiến bạn dễ mắc loãng xương hơn bình thường, bao gồm: 

  • Rối loạn nội tiết - bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến tuyến cận giáp, tuyến giáp và hormon 
  • Bệnh đường tiêu hóa như celiac hay viêm ruột 
  • Rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến xương như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp 
  • Rối loạn máu do ung thư như bệnh đa u tủy 

Một số chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục có thể khiến bạn dễ mắc loãng xương hơn, bao gồm:  

  • Không bổ sung đủ canxi hoặc vitamin D trong chế độ ăn uống 
  • Không luyện thể dục thường xuyên, ít vận động 
  • Sử dụng nhiều rượu hoặc các chất kích thích như cà phê.  

Triệu chứng bệnh loãng xương 

 

Loãng xương tiến triển âm thầm và không có nhiều triệu chứng như các bệnh lý khác. Người bệnh có thể không biết mình bị mắc bệnh cho đến khi xương yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.  

Mặc dù loãng xương không trực tiếp gây ra các triệu chứng, bạn có thể thấy một vài thay đổi trong cơ thể có thể khiến xương mất đi sức mạnh và mật độ. Những dấu hiệu cảnh báo loãng xương có thể bao gồm: 

  • Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp lún, có thể đi kèm các biểu hiện như đau lưng, dáng đi khom, gù lưng, giảm chiều cao. 
  • Đau nhức đầu xương: người bệnh có thể cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.  
  • Đau ở cột sống, thắt lưng và ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Cơn đau có thể tăng lên khi vận động hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Người bị loãng xương rất khó để thực hiện tư thế cúi gập hoặc xoay người.  
Đau lưng là một trong những triệu chứng của loãng xương
Đau lưng là một trong những triệu chứng của loãng xương

3. Điều trị và phòng ngừa loãng xương 

 

Bệnh loãng xương được chấn đoán bằng xét nghiệm mật độ xương. Xét nghiệm này đo độ chắc khỏe của xương qua hình ảnh, sử dụng tia X để đo lượng canxi và các khoáng chất ở trong xương. Khi xác định được tình trạng loãng xương, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị dựa trên mức độ của từng bệnh nhân, bao gồm làm chậm quá trình mất xương và tăng cường mô xương hiện có. Các phương pháp điều trị loãng xương phổ biến bao gồm: 

  • Tập thể dục: tập thể dục thường xuyên giúp xương chắc khỏe hơn, cùng với đó là sự chắc khỏe của tất cả các mô liên kết với xương như cơ, gân và dây chằng. Các bài tập chống lại trọng lực như đi bộ, yoga, pilatescos thể cải thiện sức mạnh và sự cân bằng mà không gây quá nhiều áp lực lên xương. Nếu không thể tự tập, bạn có thể tìm một huấn luyện viên cùng đồng hành để giúp đỡ cho quá trình tập được hiệu quả và an toàn hơn.  
  • Thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất: bác sĩ có thể chỉ định canxi và vitamin D để bù đắp lượng khoáng chất thiếu hụt. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và liều lượng, đi thăm khám theo đúng lịch hẹn để đánh giá tình trạng của xương 
  • Thuốc điều trị loãng xương: trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng các liệu pháp hormon như estrogen hoặc testosterone thay thế hoặc thuốc điều trị loãng xương.  

Để phòng ngừa nguy cơ loãng xương, điều quan trọng là đảm bảo cơ thể hấp thụ đủ canxi và vitamin D, kết hợp với rèn luyện thể chất thường xuyên. Việc phòng ngừa nhằm giảm thiểu nguy cơ gãy xương, vì vậy thực hiện một số biện pháp hỗ trợ bảo vệ xương như:  

  • Luôn thắt dây an toàn 
  • Đeo thiết bị bảo vệ phù hợp cho mọi hoạt động và môn thể thao 
  • Luôn sử dụng công cụ phù hợp và đảm bảo an toàn. Tránh hoạt động, leo trèo có nhiều nguy cơ té ngã.  
Tập luyện thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương
Tập luyện thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương

 

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Khám phá trong blog của chúng tôi

Câu hỏi thường gặp

Cytamin chứa gì?
Về thành phần, Cytamines là phức hợp có nguồn gốc tự nhiên chứa protein, axit nucleic, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (đồng, kẽm, magie, mangan, sắt, phốt pho, kali, canxi, natri, v.v.) và vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, retinol, tocopherol, v.v.), được trình bày ở dạng dễ tiêu hóa, xác định giá trị dinh dưỡng và sinh lý cao của chúng.
Cytamin hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động sinh học của Cytamin nằm ở đặc tính của chất làm nền tảng cho thuốc - peptide. Peptide là các hoạt chất sinh học, là hợp chất protein của một số axit amin; chúng điều chỉnh các quá trình nội bào và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và mô. Tất cả các peptide đều có “chuyên môn” riêng: khi vào cơ thể con người, chúng sẽ xâm nhập chính xác vào các cơ quan mà chúng dự định sử dụng. Khi gặp phải một tế bào lão hóa, thường có biểu hiện là tổn thương cấu trúc, các peptide sẽ bão hòa nó bằng một loại “cocktail” protein, khôi phục chức năng của nó. Gặp gỡ các tế bào non, peptide, thông qua việc tham gia vào các quá trình trao đổi chất, góp phần “chuẩn bị” cho chúng phát triển đầy đủ và hình thành thành dạng trưởng thành. Bằng cách tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, peptide có tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa sớm của chúng.Như vậy, cytamine không chỉ có tác dụng phục hồi các tế bào già, bị tổn thương mà còn có tác dụng phòng ngừa đối với các tế bào trẻ, khỏe mạnh.
Cytamin có tác dụng phụ không?
Cytamin là phức hợp của các Peptide điều hòa sinh học thu được từ các cơ quan và mô động vật. Các Peptide động vật giống hệt với Peptide của con người và trải qua quá trình tinh chế nhiều cập độ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng với protein tạo nên Cytamin có thể xảy ra.
Cytamin có thể sử dụng ở độ tuổi nào?
Cytamin được phát triển nhằm mục đích ngăn ngừa và điều chỉnh những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở các cơ quan và mô khác nhau, do đó, theo quy định, chúng được kê đơn cho bệnh nhân trưởng thành. Việc sử dụng citamine cho mục đích phòng ngừa giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật và đạt được tuổi thọ tích cực.
Cytamin nào cần thiết cho cơ thể bạn cần?
Ngày nay có 17 loại citamine dành cho các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người. Tất cả các chất điều hòa sinh học peptide đều hoạt động theo cách có mục tiêu. Cytamin chỉ có thể kích hoạt quá trình tổng hợp protein trong cơ quan mà nó được lấy ra. Điều này được gọi là ái tính hay tính đặc hiệu của mô. Ovariamine (Cytamin cho buồng trứng) kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào buồng trứng, Coramin (Cytamin cho cơ tim) điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào tim, v.v. Để xác định loại Cytamin nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cytamin có chống chỉ định nào khi dùng không?
Hiện nay, chống chỉ định dùng cytamine chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cytamine chưa được thực hiện đối với các nhóm này và chống chỉ định là không dung nạp với các thành phần của thuốc.
Cytamin có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn thuốc?
Cytamin là chất phụ gia thực phẩm có hoạt tính sinh học và do đó được bán ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Để xác định loại Cytamin phù hợp cho bạn, bạn có thể làm một số xét nghiêm và tư vấn với bác sĩ.
Cytamin có thể sử dụng nhiều loại cùng một lúc không?
Có, có thể dùng nhiều Cytamine cùng một lúc. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu dùng nhiều Cytamine cùng một lúc.
Cytamin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác được không?
Cytamin tương thích với bất kỳ chất dinh dưỡng và dược phẩm nào, bao gồm cả các chất nội tiết tố. Trong các nghiên cứu lâm sàng và thực hành y tế sau đó, Cytamine được sử dụng tích cực trong liệu pháp phức tạp cho nhiều tình trạng khác nhau. Trong quá trình sử dụng thực tế, không có sự không tương thích với các thuốc khác được xác định .
Cytamin thường được các vận động viên sử dụng liệu đây có phải là doping?
Bất chấp các báo cáo hiện có về việc các vận động viên sử dụng Cytamine để tăng tốc quá trình trao đổi chất của tế bào, Cytamine không phải là doping. Việc sử dụng Cytamines bình thường hóa quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ quan tương ứng và không dẫn đến thay đổi thành phần máu.

Chuyên gia tư vấn

sử dụng sản phẩm

Form tư vấn

* Tên là bắt buộc!

Đội dài tối đa là 191

* Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân

Thông báo