Cơ chế, nguyên nhân và những tác hại của tổn thương oxy hóa

Cơ chế, nguyên nhân và những tác hại của tổn thương oxy hóa

1. Tổn thương oxy hóa là gì?

Khi chúng ta ăn, cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Quá trình này có thể sản sinh ra các sản phẩm phụ như gốc tự do. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, căng thẳng và hút thuốc cũng có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do hơn mức cần thiết. 

 

Các gốc tự do ở mức thấp và trung bình có thể có lợi cho hoạt động của hệ miễn dịch và các hoạt động khác như điều hòa quá trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Tuy nhiên, khi được sản xuất quá mức, sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hòa dẫn đến tổn thương oxy hóa. 

 

Gốc tự do là những phân tử không ổn định, chúng bị thiếu 1 electron và luôn có xu hướng lấy của các phân tử khác để lấy lại sự ổn định của chúng. Các phân tử khác khi bị mất electron lại trở nên không ổn định và dễ bị hư hại hơn.  

 

Chất chống oxy hóa là các chất được cơ thể tổng hợp hoặc lấy từ thực phẩm tự nhiên có vai trò “nhường” electron cho gốc tự do, trung hòa chúng để chúng không còn khả năng gây hại. Chất chống oxy hóa chính là những “người bảo vệ”, duy trì sự cân bằng trong cơ thể.

Gốc tự do gây tổn thương oxy hóa làm hư hại tế bào
Gốc tự do gây tổn thương oxy hóa làm hư hại tế bào

 

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tổn thương oxy hóa?

 

Bất kỳ những tác nhân nào làm tăng số lượng gốc tự do trong cơ thể lên mức không lành mạnh đều có thể gây tổn thương oxy hóa. Các yếu tố thường gặp bao gồm:

  • Ô nhiễm môi trường xung quanh 
  • Uống nhiều rượu, bia
  • Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các bức xạ
  • Nhiễm khuẩn, virus, vi nấm
  • Hấp thụ quá mức kẽm, đồng, magie, sắt
  • Tổn thương mô do tập thể dục cường độ cao trong thời gian dài
  • Các chất độc hại từ thực phẩm hoặc môi trường
  • Lượng đường trong máu cao

3. Tác hại của tổn thương oxy hóa 

 

Tổn thương oxy hóa diễn ra âm thầm và sự tích tụ đủ lâu mới có thể gây ra những triệu chứng rõ rệt. Nó có thể ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và đóng vai trò trong sự khởi phát của nhiều tình trạng mãn tính và thoái hóa như:

  • Ung thư: tổn thương oxy hóa làm hư hại DNA trong các tế bào khỏe mạnh, làm tăng nguy cơ ung thư
  • Bệnh tim mạch: tổn thương oxy hóa có thể gây lắng đọng cholesterol hình thành nên các mảng xơ vữa trong lòng động mạch, làm giảm lượng máu đến tim, dẫn tới các triệu chứng bệnh tim mạch như đau ngực, khó thở, suy tim.
  • Bệnh thận: tổn thương oxy hóa kéo dài có thể hình thành mô sẹo trong thận khiến thận không thể hoạt động bình thường. Điều này có thể dẫn đến suy thận, nặng hơn phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống. 
  • Các bệnh thần kinh: các gốc tự do tấn công vào hệ thần kinh, làm tổn thương các mô thần kinh, gây ra các bệnh lý như Alzheimer, Parkinson, bệnh đa xơ cứng. 
  • Bệnh hô hấp: tổn thương oxy hóa có thể dẫn tới viêm, ảnh hưởng tới hoạt động của phổi và các tình trạng như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD). 
  • Viêm khớp dạng thấp: các gốc tự do góp phần gây ra tình trạng viêm mạn tính ở những người bị viêm khớp dạng thấp. 
  • Tổn thương da: khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các gốc tự do được sinh ra làm tổn thương DNA trong tế bào da. Các dấu hiệu có thể nhận thấy như nếp nhăn, vết chân chim hay đốm nâu trên da. 
Ánh nắng mặt trời tác động làm tổn thương da, gây ra lão hóa da, vết chân chim và các đốm nâu trên da
Ánh nắng mặt trời tác động làm tổn thương da 

 

4. Làm cách nào để giảm tổn thương oxy hóa

 

Mỗi chúng ta không ai có thể tránh được hiện tượng mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể, vì cũng có quá nhiều tác nhân tác động. Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục tình trạng này để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Một số giải pháp có thể thực hiện như:

 

Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa

 

Chất chống oxy hóa cáo vai trò trung hòa các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của chúng. Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể kể đến:

  • Các loại rau củ như rau lá xanh đậm, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, ớt chuông,…
  • Các loại trái cây như lựu, táo, dâu tây, mâm xôi, các hoa quả họ cam như cam, bưởi, chanh,…
  • Các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám như hạt hạnh nhân, óc chó, hạt chia, gạo lứt, yến mạch,…
  • Một số loại thực phẩm và đồ uống như : trà xanh, socola, dầu olive, cà phê cũng chứa các chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể. 

Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chống oxy hóa sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ sức khỏe. Vì vậy, các bữa ăn cần được thiết kế với chế độ ăn cân bằng, giàu rau củ, trái cây, hạt và thực phẩm tự nhiên.

 

Những thực phẩm tốt chứa nhiều chất chống oxy hóa như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, ớt chuông
Những thực phẩm tốt chứa nhiều chất chống oxy hóa 

Có lối sống khoa học 

 

Mất cân bằng oxy hóa cũng có thể được ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả thông qua việc tạo cho mình thói quen sống lành mạnh như:

  • Tập thể dục thể thao đều đặn: điều này giúp tăng cường thể chất và khả năng miễn dịch, cũng như tăng mức độ chống oxy hóa tự nhiên. Tuy nhiên nên lưu ý tăng việc luyện tập thể thao cần vừa phải, không quá sức để tránh những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe
  • Tránh xa thuốc lá: trong khói thuốc lá có nhiều nicotin sẽ làm sản sinh các gốc tự do có hại. Vì vậy tránh hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá là cách để ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng oxy hóa. 
  • Ngủ đủ giấc: Khi cơ thể ngủ nghỉ khoa học, trung bình từ 6-8 tiếng mỗi ngày sẽ làm kích thích sản sinh ra hormon và các chất chống oxy hóa, giúp tái tạo năng lượng và cân bằng gốc tự do.
  • Sử dụng kem chống nắng hằng ngày kể cả khi trời không có nắng để ngăn ngừa bức xạ cực tím và bảo vệ da khỏi tổn thương
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia sẽ ngăn ngừa được sự hình thành gốc tự do, từ đó bảo vệ sức khỏe tốt hơn. 
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Khám phá trong blog của chúng tôi

Câu hỏi thường gặp

Cytamin chứa gì?
Về thành phần, Cytamines là phức hợp có nguồn gốc tự nhiên chứa protein, axit nucleic, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (đồng, kẽm, magie, mangan, sắt, phốt pho, kali, canxi, natri, v.v.) và vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, retinol, tocopherol, v.v.), được trình bày ở dạng dễ tiêu hóa, xác định giá trị dinh dưỡng và sinh lý cao của chúng.
Cytamin hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động sinh học của Cytamin nằm ở đặc tính của chất làm nền tảng cho thuốc - peptide. Peptide là các hoạt chất sinh học, là hợp chất protein của một số axit amin; chúng điều chỉnh các quá trình nội bào và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và mô. Tất cả các peptide đều có “chuyên môn” riêng: khi vào cơ thể con người, chúng sẽ xâm nhập chính xác vào các cơ quan mà chúng dự định sử dụng. Khi gặp phải một tế bào lão hóa, thường có biểu hiện là tổn thương cấu trúc, các peptide sẽ bão hòa nó bằng một loại “cocktail” protein, khôi phục chức năng của nó. Gặp gỡ các tế bào non, peptide, thông qua việc tham gia vào các quá trình trao đổi chất, góp phần “chuẩn bị” cho chúng phát triển đầy đủ và hình thành thành dạng trưởng thành. Bằng cách tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, peptide có tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa sớm của chúng.Như vậy, cytamine không chỉ có tác dụng phục hồi các tế bào già, bị tổn thương mà còn có tác dụng phòng ngừa đối với các tế bào trẻ, khỏe mạnh.
Cytamin có tác dụng phụ không?
Cytamin là phức hợp của các Peptide điều hòa sinh học thu được từ các cơ quan và mô động vật. Các Peptide động vật giống hệt với Peptide của con người và trải qua quá trình tinh chế nhiều cập độ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng với protein tạo nên Cytamin có thể xảy ra.
Cytamin có thể sử dụng ở độ tuổi nào?
Cytamin được phát triển nhằm mục đích ngăn ngừa và điều chỉnh những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở các cơ quan và mô khác nhau, do đó, theo quy định, chúng được kê đơn cho bệnh nhân trưởng thành. Việc sử dụng citamine cho mục đích phòng ngừa giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật và đạt được tuổi thọ tích cực.
Cytamin nào cần thiết cho cơ thể bạn cần?
Ngày nay có 17 loại citamine dành cho các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người. Tất cả các chất điều hòa sinh học peptide đều hoạt động theo cách có mục tiêu. Cytamin chỉ có thể kích hoạt quá trình tổng hợp protein trong cơ quan mà nó được lấy ra. Điều này được gọi là ái tính hay tính đặc hiệu của mô. Ovariamine (Cytamin cho buồng trứng) kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào buồng trứng, Coramin (Cytamin cho cơ tim) điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào tim, v.v. Để xác định loại Cytamin nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cytamin có chống chỉ định nào khi dùng không?
Hiện nay, chống chỉ định dùng cytamine chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cytamine chưa được thực hiện đối với các nhóm này và chống chỉ định là không dung nạp với các thành phần của thuốc.
Cytamin có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn thuốc?
Cytamin là chất phụ gia thực phẩm có hoạt tính sinh học và do đó được bán ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Để xác định loại Cytamin phù hợp cho bạn, bạn có thể làm một số xét nghiêm và tư vấn với bác sĩ.
Cytamin có thể sử dụng nhiều loại cùng một lúc không?
Có, có thể dùng nhiều Cytamine cùng một lúc. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu dùng nhiều Cytamine cùng một lúc.
Cytamin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác được không?
Cytamin tương thích với bất kỳ chất dinh dưỡng và dược phẩm nào, bao gồm cả các chất nội tiết tố. Trong các nghiên cứu lâm sàng và thực hành y tế sau đó, Cytamine được sử dụng tích cực trong liệu pháp phức tạp cho nhiều tình trạng khác nhau. Trong quá trình sử dụng thực tế, không có sự không tương thích với các thuốc khác được xác định .
Cytamin thường được các vận động viên sử dụng liệu đây có phải là doping?
Bất chấp các báo cáo hiện có về việc các vận động viên sử dụng Cytamine để tăng tốc quá trình trao đổi chất của tế bào, Cytamine không phải là doping. Việc sử dụng Cytamines bình thường hóa quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ quan tương ứng và không dẫn đến thay đổi thành phần máu.

Chuyên gia tư vấn

sử dụng sản phẩm

Form tư vấn

* Tên là bắt buộc!

Đội dài tối đa là 191

* Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân

Thông báo