Nguyên nhân, triệu chứng và cách sơ cứu an toàn cho bệnh động kinh

Nguyên nhân, triệu chứng và cách sơ cứu an toàn cho bệnh động kinh

1. Động kinh là gì?  

Động kinh là một bệnh lý gây ra các cơn co giật liên tục do các tín hiệu điện bất thường do các tế bào não bị tổn thương tạo ra. Bệnh đặc trưng bởi các cơn động kinh tái phát, là những cơn ngắn ngủi của chuyển động không tự chủ có thể liên quan đến một phần hoặc toàn bộ cơ thể, đôi khi đi kèm với mất ý thức, những thay đổi về cảm giác, cảm xúc và hành vi.   

Theo tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh động kinh, khiến đây trở thành một trong những bệnh thần kinh phổ biến mất. Có gần 80% số người mắc bệnh động kinh sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.   

 

2. Phân loại các cơn động kinh  

Có hai nhóm động kinh chính là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể.  

 

Cơn động kinh khởi phát cục bộ  

Khi cơn động kinh xuất hiện do hoạt động chỉ ở một vùng não, chúng được gọi là cơn động kinh cục bộ. Những cơ động kinh này lại được chia thành 2 loại:  

 

Động kinh cục bộ không mất ý thức: còn gọi là động kinh cục bộ đơn giản, và bạn tỉnh táo và có ý thức trong cơn động kinh. Các triệu chứng có thể bao gồm:   

  • Những thay đổi trong giác quan về mùi vị, mùi hương hoặc âm thanh của mọi thứ  
  • Thay đổi về cảm xúc   
  • Co giật cơ không kiểm soát, thường ở tay hoặc chân  
  • Nhìn thấy ánh đèn nhấp nháy, cảm giác chóng mặt hoặc cảm giác ngứa ran.  

Động kinh cục bộ với suy giảm nhận thức: còn gọi là động kinh cục bộ phức tạp, có nghĩa là bạn bị lú lẫn hoặc mất nhận thức trong cơn động kinh. Các triệu chứng có thể bao gồm:  

  • Nhìn chằm chằm vào khoảng không và không phản ứng theo cách thông thường với môi trường.   
  • Chuyển động lặp đi lặp lại như chớp mắt, chép môi hoặc nhai, xoa tay hoặc chuyển động ngón tay.   

Cơn động kinh khởi phát toàn thể  

Động kinh khởi phát toàn thể ảnh hưởng tới một mạng lưới tế bào rộng khắp cả hai bên não cùng một lúc. Chúng bao gồm:  

Động kinh vắng mặt: Loại này gây ra cái nhìn chằm chằm vô hồn hoặc nhìn chằm chằm vào không gian. Có thể có các chuyển động cơ nhỏ, bao gồm chớp mắt, chép môi hoặc nhai, chuyển động tay hoặc xoa ngón tay. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ em và chỉ kéo dài trong vài giây, thường bị nhầm là mơ mộng.   

Động kinh Atonic: loại này khiến người bệnh mất kiểm soát cơ hoặc cơ bị yếu trong cơn động kinh. Các biểu hiện có thể gặp là người bệnh bất ngờ bị ngã xuống đất, sụp mí mắt,, đầu gật về phía trước,...khi vẫn còn ý thức.   

Động kinh Tonic: Tình trạng này gây ra cứng cơ và có thể ảnh hưởng đến ý thức. Những cơn co giật này thường ảnh hưởng đến các cơ ở lưng, tay và chân, có thể khiến người đó ngã xuống đất.   

Động kinh co giật: Người bệnh có những chuyển động cơ giật lặp đi lặp lại hoặc theo nhịp điệu. Những cơn động kinh này ảnh hưởng đến cổ, mặt và cánh tay.   

Động kinh giật cơ: thường biểu hiện dưới dạng những cơn giật hoặc co giật ngắn đột ngột và thường ảnh hưởng đến phần thân trên, cánh tay và chân.  

Co giật toàn thân: đây là sự kết hợp của tình trạng cứng cơ (tonic) và co giật cơ theo nhịp lặp đi lặp lại (clonic). Người bệnh mất ý thức, ngã xuống đất, cơ bắp cứng lại và co giật trọng một đến năm phút. Đôi khi xảy ra tình trạng cắn lưỡi, chảy nước dãi và mất kiểm soát cơ ở ruột hoặc bàng quang, dẫn đến đi tiểu hoặc đại tiện không tự chủ.   

Co giật là triệu chứng thường thấy của các cơn động kinh
Co giật là triệu chứng thường thấy của các cơn động kinh

 

3. Triệu chứng của động kinh  

Triệu chứng chính của bệnh động kinh là các cơn co giật tái phát. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ khác nhau tùy vào loại co giật mà người bệnh mắc phải.   

Các dấu hiệu và triệu chứng của cơn động kinh bao gồm:  

  • Mất nhận thức hoặc ý thức tạm thời  
  • Các chuyển động cơ không kiểm soát, giật cơ, mất trương lực cơ  
  • Nhìn chằm chằm vào khoảng không 
  • Lú lẫn tạm thời, suy nghĩ chậm chạp, gặp vấn đề về nói và hiểu  
  • Thay đổi về thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác, cảm giác tê hoặc ngứa ran.   
  • Đau bụng, cảm giác nóng hoặc lạnh, nổi da gà.  
  • Chép môi, nhai, xoa tay, chuyển động ngón tay  
  • Các triệu chứng tâm lý như sợ hãi, lo lắng hoặc cảm giác deja vu.  
  • Nhịp tim và/hoặc nhịp thở nhanh hơn.   

Đôi khi những người mắc bệnh động kinh có thể có những thay đổi về hành vi. Họ cũng có thể có các triệu chứng của bệnh loạn thần.   

Hầu hết những người bị động kinh có xu hướng bị cùng một loại co giật mỗi lần. Các triệu chứng thường giống nhau từ đợt này sang đợt khác.   

 

4. Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh  

Động kinh không có nguyên nhân chiếm phần lớn các trường hợp bị bệnh. Số nhỏ hơn các trường hợp bị động kinh có thể bắt nguồn từ các yếu tố khác nhau bao gồm:  

  • Ảnh hưởng di truyền: một số loại động kinh di truyền trong gia đình. Các nhà nghiên cứu đã liên kết một số loại động kinh với các gen cụ thể. Đối với hầu hết mọi người, gen chỉ là một phần nguyên nhân gây ra động kinh. Một số gen nhất định có thể khiến một người nhạy cảm hơn với các điều kiện môi trường gây ra cơn động kinh.   
  • Chấn thương đầu: chấn thương đầu có thể là hậu quả của tai nạn xe, ngã hoặc bất cứ tác động nào vào đầu.   
  • Xơ cứng thái dương giữa: đây là vết sẹo hình thành ở phần bên trong thùy thái dương ( phần não gần tai) có thể gây ra các cơn động kinh cục bộ.   
  • Nhiễm trùng não: viêm màng não, HIV, viêm não do virus và một số bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra bệnh động kinh.   
  • Chấn thương trước khi sinh: Trước khi sinh, trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương não do nhiều yếu tố gây ra. Có thể bao gồm nhiễm trùng ở mẹ, dinh dưỡng kém hoặc không đủ oxy. Tổn thương não này có thể dẫn đến động kinh hoặc bại não.   
  • Các yếu tố trong não: các vấn đề về sức khỏa não có thể gây ra bệnh động kinh bao gồm: khối u não, đột quỵ, chứng mất trí và mạch máu bất thường như dị dạng động mạch tĩnh mạch.   
  • Thói quen lạm dụng các loại thuốc chống trầm cảm, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy cũng là một trong những nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới bệnh động kinh.   
Chấn thương não là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ động kinh
Chấn thương não là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ động kinh

 

5. Cách xử trí sơ cứu khi phát hiện người bị động kinh  

 

Nếu bạn gặp ai đó đang có dấu hiệu động kinh, hãy làm theo các bước dưới đây để sơ cứu người bệnh:  

  • Giúp bệnh nhân không bị chấn thương trong lúc đang co giật bằng cách di dời những đồ vật có thể gây thương tích cho bệnh nhân.   
  • Kê gối mỏng, mềm dưới đầu bệnh nhân tránh bị va đập đầu  
  • Nới lỏng cổ áo, cà vạt, thắt lưng,... giúp bệnh nhân dễ thở  
  • Cho bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, chùi sạch nước bọt hoặc các chất nôn ói của bệnh nhân.  
  • Ghi nhận thời gian động kinh cũng như các dấu hiệu trước khi bị bệnh, trong khi động kinh và báo cáo lại với bác sĩ để đánh giá tình trạng của bệnh nhân. Nếu thời gian kéo dài hơn 5 phút thì tiến hành gọi cấp cứu và tìm sự giúp đỡ từ nhân viên y tế.   
  • Khi cơn động kinh kết thúc, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám. Nếu cần, liên hệ với thân nhân để đưa họ về nhà an toàn.   

Lưu ý một số cách xử trí động kinh không phù hợp sẽ làm tăng nguy hiểm cho người bệnh.  

Không nên làm theo các thao tác dưới đây để sơ cứu cho bệnh nhân động kinh:  

  • Không cố gắng ngăn ngừa bệnh nhân cắn lưỡi bằng cách đưa bất cứ đồ vật nào vào miệng bệnh nhân. Nếu chẳng may cắn phải lưỡi lúc co giật, khi hết cơn nên nhanh chóng đưa bệnh nhân vào viện may.   
  • Không đè hoặc cố giữ tay chân khi bệnh nhân co giật  
  • Không nên cho người bệnh ăn uống gì khi bị co giật để tránh dẫn đến tình trạng sặc hoặc gặp phải chấn thương khác.   
  • Không cố gắng di chuyển người bệnh khi đang co giật  
  • Không ấn vào nhân trung hoặc phần ngực của người bệnh như các lời đồn thường gặp.   
Cách sơ cứu an toàn cho người bị động kinh là để bệnh nhân nằm nghiêng, nới rộng quần áo để bệnh nhân dễ thở, theo dõi chờ cho cơn động kinh qua đi
Cách sơ cứu an toàn cho người bị động kinh

 

6. Khi nào cần gọi cấp cứu cho bệnh nhân bị động kinh  

Khi người bệnh có dấu hiệu động kinh, trước tiên có thể thực hiện những cách sơ cứu động kinh tại nhà và theo dõi người bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh động kinh cần được đưa đến bệnh viện để can thiệp điều trị kịp thời:  

  • Cơn co giật kéo dài từ 5 phút trở lên hoặc lâu hơn bình thường so với những cơn co giật trước đó của người bệnh.   
  • Cơn co giật thứ hai diễn ra nhanh chóng sau khi vừa kết thúc cơn co giật đầu tiên  
  • Người bệnh không phản ứng trong hơn 5 phút sau khi cơn động kinh kết thúc  
  • Người bệnh liên tục cảm thấy khó thở sau khi kết thúc cơn co giật  
  • Lần đầu người bệnh bị động kinh  
  • Người bệnh bị co giật khi đang ở dưới nước, có nguy cơ bị sặc nước trong lúc xảy ra co giật  
  • Người bệnh bị ngã, chấn thương trong lúc co giật.   

7. Cách phòng ngừa động kinh  

Với một số nguyên nhân đã biết, một số biện pháp có thể áp dụng để ngăn ngừa động kinh như sau:  

  • Phòng ngừa chấn thương đầu, giảm nguy cơ té ngã, chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông…là cách hiệu quả để phòng tránh chứng động kinh sau chấn thương.  
  • Chăm sóc chu sinh đầy đủ có thể giúp làm giảm những ca trẻ sinh ra bị bệnh động kinh do chấn thương.  
  • Đối với trẻ sốt cao, đi khám hoặc dùng thuốc và áp dụng những phương pháp khác để giúp hạ nhiệt độ cơ thể phù hợp có thể làm giảm nguy cơ gặp chứng co giật do sốt.  
  • Để ngăn ngừa động kinh liên quan đến đột quỵ, chú ý những yếu tố nguy cơ liên quan như kiểm soát tình trạng tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, tránh dùng quá nhiều rượu, tránh hút thuốc  
  • Thực hiện ăn chín uống sôi để ngăn ngừa nhiễm sán não. Nếu bị nhiễm, cần điều trị để loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng giúp giảm nguy cơ bị động kinh.   
Bảo vệ đầu khi tham gia hoạt động thể thao giảm nguy cơ bị động kinh
Bảo vệ đầu khi tham gia hoạt động thể thao giảm nguy cơ bị động kinh

Nguồn tham khảo

Tổng hợp

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Khám phá trong blog của chúng tôi

Câu hỏi thường gặp

Cytamin chứa gì?
Về thành phần, Cytamines là phức hợp có nguồn gốc tự nhiên chứa protein, axit nucleic, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (đồng, kẽm, magie, mangan, sắt, phốt pho, kali, canxi, natri, v.v.) và vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, retinol, tocopherol, v.v.), được trình bày ở dạng dễ tiêu hóa, xác định giá trị dinh dưỡng và sinh lý cao của chúng.
Cytamin hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động sinh học của Cytamin nằm ở đặc tính của chất làm nền tảng cho thuốc - peptide. Peptide là các hoạt chất sinh học, là hợp chất protein của một số axit amin; chúng điều chỉnh các quá trình nội bào và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và mô. Tất cả các peptide đều có “chuyên môn” riêng: khi vào cơ thể con người, chúng sẽ xâm nhập chính xác vào các cơ quan mà chúng dự định sử dụng. Khi gặp phải một tế bào lão hóa, thường có biểu hiện là tổn thương cấu trúc, các peptide sẽ bão hòa nó bằng một loại “cocktail” protein, khôi phục chức năng của nó. Gặp gỡ các tế bào non, peptide, thông qua việc tham gia vào các quá trình trao đổi chất, góp phần “chuẩn bị” cho chúng phát triển đầy đủ và hình thành thành dạng trưởng thành. Bằng cách tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, peptide có tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa sớm của chúng.Như vậy, cytamine không chỉ có tác dụng phục hồi các tế bào già, bị tổn thương mà còn có tác dụng phòng ngừa đối với các tế bào trẻ, khỏe mạnh.
Cytamin có tác dụng phụ không?
Cytamin là phức hợp của các Peptide điều hòa sinh học thu được từ các cơ quan và mô động vật. Các Peptide động vật giống hệt với Peptide của con người và trải qua quá trình tinh chế nhiều cập độ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng với protein tạo nên Cytamin có thể xảy ra.
Cytamin có thể sử dụng ở độ tuổi nào?
Cytamin được phát triển nhằm mục đích ngăn ngừa và điều chỉnh những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở các cơ quan và mô khác nhau, do đó, theo quy định, chúng được kê đơn cho bệnh nhân trưởng thành. Việc sử dụng citamine cho mục đích phòng ngừa giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật và đạt được tuổi thọ tích cực.
Cytamin nào cần thiết cho cơ thể bạn cần?
Ngày nay có 17 loại citamine dành cho các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người. Tất cả các chất điều hòa sinh học peptide đều hoạt động theo cách có mục tiêu. Cytamin chỉ có thể kích hoạt quá trình tổng hợp protein trong cơ quan mà nó được lấy ra. Điều này được gọi là ái tính hay tính đặc hiệu của mô. Ovariamine (Cytamin cho buồng trứng) kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào buồng trứng, Coramin (Cytamin cho cơ tim) điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào tim, v.v. Để xác định loại Cytamin nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cytamin có chống chỉ định nào khi dùng không?
Hiện nay, chống chỉ định dùng cytamine chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cytamine chưa được thực hiện đối với các nhóm này và chống chỉ định là không dung nạp với các thành phần của thuốc.
Cytamin có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn thuốc?
Cytamin là chất phụ gia thực phẩm có hoạt tính sinh học và do đó được bán ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Để xác định loại Cytamin phù hợp cho bạn, bạn có thể làm một số xét nghiêm và tư vấn với bác sĩ.
Cytamin có thể sử dụng nhiều loại cùng một lúc không?
Có, có thể dùng nhiều Cytamine cùng một lúc. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu dùng nhiều Cytamine cùng một lúc.
Cytamin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác được không?
Cytamin tương thích với bất kỳ chất dinh dưỡng và dược phẩm nào, bao gồm cả các chất nội tiết tố. Trong các nghiên cứu lâm sàng và thực hành y tế sau đó, Cytamine được sử dụng tích cực trong liệu pháp phức tạp cho nhiều tình trạng khác nhau. Trong quá trình sử dụng thực tế, không có sự không tương thích với các thuốc khác được xác định .
Cytamin thường được các vận động viên sử dụng liệu đây có phải là doping?
Bất chấp các báo cáo hiện có về việc các vận động viên sử dụng Cytamine để tăng tốc quá trình trao đổi chất của tế bào, Cytamine không phải là doping. Việc sử dụng Cytamines bình thường hóa quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ quan tương ứng và không dẫn đến thay đổi thành phần máu.

Chuyên gia tư vấn

sử dụng sản phẩm

Form tư vấn

* Tên là bắt buộc!

Đội dài tối đa là 191

* Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân

Thông báo