Sự lão hóa: những nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp giúp trẻ lâu

Sự lão hóa: những nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp giúp trẻ lâu

1. Lão hóa là gì?  

Lão hóa là một quá trình tự nhiên mà mọi cơ thể sống đều trải qua. Đối với con người, lão hóa diễn ra từ cấp độ tế bào, cơ quan đến toàn bộ cơ thể, gây ra những thay đổi về thể chất, tinh thần, khả năng sinh sản và chức năng sinh lý.   

Cơ thể khi có dấu hiệu của lão hóa bị suy giảm khả năng thích nghi với môi trường sống. Những yếu tố từ môi trường tác động dễ làm tổn thương sức khỏe hơn. Khả năng phục hồi của cơ thể chậm lại do sự suy giảm của hệ miễn dịch và các chất trong cơ thể.   

Mặc dù là một quá trình tự nhiên, nhưng lão hóa xảy ra với tốc độ khác nhau ở mỗi người. Một số người trông trẻ hơn so với độ tuổi của họ và ngược lại, có những người xuất hiện các dấu hiệu lão hóa từ rất sớm. Điều này có nghĩa là có nhiều yếu tố thúc đẩy làm tăng tốc độ lão hóa và cũng có những phương pháp cải thiện giúp làm chậm quá trình này.   

Lão hóa là một quá trình tự nhiên của con người, gây ra những thay đổi về thể chất, tinh thần, khả năng sinh sản và chức năng sinh lý
Lão hóa là một quá trình tự nhiên của con người

 

2. Nguyên nhân gây lão hóa ở con người  

Có 2 nguyên nhân dẫn đến quá trình lão hóa ở người: sự thay đổi từ bên trong cơ thể và do các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng. Cụ thể như sau:  

 

Yếu tố nội sinh  

Theo thời gian khi tuổi tác của con người tăng lên, cấu trúc và chức năng của các cơ quan sẽ suy yếu dần và hoạt động kém hiệu quả. Bệnh tật có thể thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, đối với phụ nữ, các mốc thay đổi nội tiết tố như mang thai, mãn kinh cũng góp phần khiến cho lão hóa xảy ra nhanh hơn.   

 

Yếu tố ngoại sinh  

Môi trường  

Tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy quá trình lão hóa da. Tia UV làm tổn thương bề mặt da, gây bỏng rát, khô da, làm đứt gãy các liên kết trên da, hình thành các nếp nhăn và đốm nâu.   

Ngoài ra, các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại phát ra nhiều ánh sáng xanh cũng gây ảnh hưởng đến mắt, chất lượng giấc ngủ và sức khỏe làn da.   

Lối sống  

Thói quen hằng ngày tác động rất lớn đến quá trình lão hóa. Các thói quen xấu sẽ thúc đẩy lão hóa sớm hơn, bao gồm:  

  • Ít vận động: ngồi lâu sẽ làm giảm lưu thông máu, làm suy giãn tĩnh mạch chân, tăng nguy cơ bị trĩ, các bệnh lý tim mạch,…  
  • Thiếu  ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu: rối loạn giấc ngủ gây ra một loạt vấn đề liên quan đến trao đổi chất và hoạt động của hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị mắc bệnh hơn, đẩy nhanh quá trình lão hóa.   
  • Ô nhiễm môi trường: thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe làn da và các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về hô hấp, tim mạch,…  
  • Hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia: nicotin trong thuốc lá gây ra nhiều vấn đề như làm gia tăng gốc tự do và sự phát triển của ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Rượu và thuốc lá cũng làm suy giảm sinh lý, khiến da khô và nhanh bị lão hóa hơn.   
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: sử dụng các thực phẩm chứa nhiều muối, đường và carbohydrat làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, ung thư và lão hóa sớm.   
Hút thuốc lá làm đẩy nhanh tốc độ lão hóa và các bệnh lý như tim mạch, huyết áp
Hút thuốc lá làm đẩy nhanh tốc độ lão hóa 

 

3. Các dấu hiệu cơ thể bị lão hóa   

Sự lão hóa thấy rõ dần theo thời gian, các dấu hiệu bắt đầu ở tuổi 25 và phát triển nhanh chóng diễn ra sau tuổi 30. Điều này có thể thấy ở những thay đổi về ngoại hình và các cơ quan trong cơ thể:  

 

Da kém đàn hồi và nếp nhăn xuất hiện  

Lão hóa thường bắt đầu sớm ở phụ nữ hơn so với nam giới cùng độ tuổi. Da mất đi sự đàn hồi và độ săn chắc, xuất hiện các nếp nhăn và vết chân chim do sự sụt giảm của collagen và elastin.   

Các vùng da dễ xuất hiện nếp nhăn là quanh mắt, miệng, cổ, vì các vùng da này mỏng và thường xuyên hoạt động.   

Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử dễ xuất hiện sớm các đốm nâu, tàn nhang hơn.   

Da kém đàn hồi và xuất hiện nếp nhăn là dấu hiệu của lão hóa
Da kém đàn hồi và xuất hiện nếp nhăn là dấu hiệu của lão hóa 

 

Hoạt động tim mạch kém hiệu quả   

Các mạch máu và động mạch bị cứng lại do tổn thương và sự tích tụ cholesterol, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua chúng. Các cơ tim phải thay đổi để thích nghi với khối lượng công việc tăng lên. Những thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và tăng huyết áp.   

 

Xương giòn và dễ gãy hơn  

Từ độ tuổi 40,50 trở đi, xương bị suy giảm dần về mật độ, trở nên giòn và dễ gãy hơn. Các sụn khớp cũng dẫn bị thoái hóa, mài mòn, làm tăng nguy cơ viêm khớp. Các cơ bắp cũng giảm dần sức mạnh, có thể ảnh hưởng đến sự phối hợp trong vận động và điều chỉnh thăng bằng. Những thay đổi này làm tăng nguy cơ té ngã, dẫn đến gãy xương.   

 

Những thay đổi về tiêu hóa và tiết niệu   

Những thay đổi về cấu trúc ở ruột già có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở người lớn tuổi. Họ có thể gặp tình trạng táo bón trầm trọng hơn nếu chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước và thiếu vận động. Ngoài ra, người lớn tuổi thường xuyên phải sử dụng nhiều loại thuốc và thực phẩm bổ sung, cũng có thể ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa.   

Ở người lớn tuổi, hoạt động của bàng quang sẽ bị suy giảm, kém đàn hồi hơn, dẫn đến giảm sức chứa và làm tăng số lần đi tiểu. Cơ sàn chậu và cơ bàng quang cũng bị suy giảm chức năng, khiến cho tình trạng són tiểu hay tiểu không tự chủ dễ xảy ra. Ở nam giới, tiền liệt tuyến phì đại hoặc viêm cũng làm tăng tình trạng đi tiểu nhiều và tiểu không tự chủ.   

 

Suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy  

Suy giảm trí nhớ cũng là một dấu hiệu phổ biến của lão hóa sớm, với các triệu chứng như: hay quên, khó nhớ tên hoặc nhận diện khuôn mặt, làm việc kém hiệu quả hơn, mất thời gian hơn để tổ chức và sắp xếp công việc,…  

 

Các vấn đề về thị lực và thính giác  

Những người lớn tuổi thường gặp khó khăn trong việc nhìn các vật thể gần ( chứng viễn thị ở người cao tuổi), dễ bị chói hoặc nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của ánh sáng.   

Về thính giác, người lớn tuổi dễ bị giảm sức nghe, gặp trở ngại khi lắng nghe các cuộc nói chuyện trong phòng đông người, nơi có tiếng ồn hoặc âm thanh lớn.  

 

Các vấn đề về răng miệng   

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng lão hóa đối với sức khỏe răng miệng là các bệnh như viêm nha chu, nứt răng, mòn răng, sâu răng, răng dễ lung lay, tiêu xương hàm. Một số loại thuốc cũng làm giảm tiết nước bọt, khiến miệng khô làm tăng nguy cơ sâu răng. Chăm sóc răng miệng kỹ càng và nên đi gặp nha sĩ sớm khi có các dấu hiệu làm hư hại răng.   

 

4. Một số biện pháp làm chậm quá trình lão hóa  

 

Lão hóa là một quá trình tự nhiên, và xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, làm chậm quá trình lão hóa sẽ giúp phòng ngừa được bệnh tật, tăng cường sức khỏe và chất lượng sống. Một số biện pháp có thể áp dụng bao gồm:  

 

Tập thể dục và hoạt động thể chất   

Hoạt động thể chất là nền tảng của quá trình lão hóa khỏe mạnh. Các nghiên cứu cho thấy những người tập thể dục thường xuyên không chỉ sống lâu hơn mà còn sống tốt hơn, nghĩa là họ tận hưởng nhiều năm sống khỏe mạnh mà không bị đau đớn hay tàn tật.   

Các hoạt động nên phù hợp với thể trạng và sở thích cá nhân của từng người, không nên tập với cường độ quá cao khiến cơ thể mất sức và chấn thương.  

   

Tập luyện thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh và làm chậm lão hóa
Tập luyện thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh và làm chậm lão hóa

 

Ăn uống lành mạnh  

Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt sẽ cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh và thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol.   

 

Ngủ đủ giấc và duy trì giấc ngủ chất lượng  

Người trưởng thành cần ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày để tỉnh táo và có đủ năng lượng để làm việc. Không ngủ đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, suy giảm trí nhớ, da khô và xỉn màu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra, thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm và các bệnh lý huyết áp, tim mạch.   

Một số biện pháp có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ như cố gắng tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn, thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Tránh xa các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,...khi đã lên giường đi ngủ. Tập thể dục hoặc các loại hình khác như yoga hoặc thiền có thể hỗ trợ cho giấc ngủ tốt hơn.   

 

Từ bỏ thuốc lá và các chất kích thích như rượu bia  

Thuốc lá và các chất kích thích như rượu bia ảnh hưởng nhiều đến não và các cơ quan trong cơ thể. Thao một nghiên cứu, những người không sử dụng thuốc lá và dùng ít rượu bia có tuổi thọ kéo dài hơn so với những người sử dụng lâu năm.   

 

Bảo vệ, che chắn kỹ càng khi ra ngoài giúp giảm lão hóa da  

Tia UV tác động trực tiếp đến sự lão hóa của làn da và các bệnh lý ngoài da. Che chắn cho da, sử dụng kem chống nắng đầy đủ kể cả vào những ngày trời không có nắng, vì tia UV có thể xuyên qua mây và gây hại cho da.  

 

Thăm khám sức khỏe thường xuyên  

Đi khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để có một tuổi già khỏe mạnh. Việc thăm khám giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh mãn tính và có thể làm giảm các yếu tố gây bệnh như huyết áp cao và mức cholesterol.Các phát hiện sớm có thể mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, ít tốn kém hơn và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.   

Bôi kem chống nắng khi ra ngoài làm giảm tác động từ ánh sáng mặt trời
Bôi kem chống nắng khi ra ngoài làm giảm tác động từ ánh sáng mặt trời

 

Nguồn tham khảo

Tổng hợp 

 

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Khám phá trong blog của chúng tôi

Câu hỏi thường gặp

Cytamin chứa gì?
Về thành phần, Cytamines là phức hợp có nguồn gốc tự nhiên chứa protein, axit nucleic, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (đồng, kẽm, magie, mangan, sắt, phốt pho, kali, canxi, natri, v.v.) và vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, retinol, tocopherol, v.v.), được trình bày ở dạng dễ tiêu hóa, xác định giá trị dinh dưỡng và sinh lý cao của chúng.
Cytamin hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động sinh học của Cytamin nằm ở đặc tính của chất làm nền tảng cho thuốc - peptide. Peptide là các hoạt chất sinh học, là hợp chất protein của một số axit amin; chúng điều chỉnh các quá trình nội bào và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và mô. Tất cả các peptide đều có “chuyên môn” riêng: khi vào cơ thể con người, chúng sẽ xâm nhập chính xác vào các cơ quan mà chúng dự định sử dụng. Khi gặp phải một tế bào lão hóa, thường có biểu hiện là tổn thương cấu trúc, các peptide sẽ bão hòa nó bằng một loại “cocktail” protein, khôi phục chức năng của nó. Gặp gỡ các tế bào non, peptide, thông qua việc tham gia vào các quá trình trao đổi chất, góp phần “chuẩn bị” cho chúng phát triển đầy đủ và hình thành thành dạng trưởng thành. Bằng cách tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, peptide có tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa sớm của chúng.Như vậy, cytamine không chỉ có tác dụng phục hồi các tế bào già, bị tổn thương mà còn có tác dụng phòng ngừa đối với các tế bào trẻ, khỏe mạnh.
Cytamin có tác dụng phụ không?
Cytamin là phức hợp của các Peptide điều hòa sinh học thu được từ các cơ quan và mô động vật. Các Peptide động vật giống hệt với Peptide của con người và trải qua quá trình tinh chế nhiều cập độ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng với protein tạo nên Cytamin có thể xảy ra.
Cytamin có thể sử dụng ở độ tuổi nào?
Cytamin được phát triển nhằm mục đích ngăn ngừa và điều chỉnh những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở các cơ quan và mô khác nhau, do đó, theo quy định, chúng được kê đơn cho bệnh nhân trưởng thành. Việc sử dụng citamine cho mục đích phòng ngừa giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật và đạt được tuổi thọ tích cực.
Cytamin nào cần thiết cho cơ thể bạn cần?
Ngày nay có 17 loại citamine dành cho các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người. Tất cả các chất điều hòa sinh học peptide đều hoạt động theo cách có mục tiêu. Cytamin chỉ có thể kích hoạt quá trình tổng hợp protein trong cơ quan mà nó được lấy ra. Điều này được gọi là ái tính hay tính đặc hiệu của mô. Ovariamine (Cytamin cho buồng trứng) kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào buồng trứng, Coramin (Cytamin cho cơ tim) điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào tim, v.v. Để xác định loại Cytamin nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cytamin có chống chỉ định nào khi dùng không?
Hiện nay, chống chỉ định dùng cytamine chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cytamine chưa được thực hiện đối với các nhóm này và chống chỉ định là không dung nạp với các thành phần của thuốc.
Cytamin có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn thuốc?
Cytamin là chất phụ gia thực phẩm có hoạt tính sinh học và do đó được bán ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Để xác định loại Cytamin phù hợp cho bạn, bạn có thể làm một số xét nghiêm và tư vấn với bác sĩ.
Cytamin có thể sử dụng nhiều loại cùng một lúc không?
Có, có thể dùng nhiều Cytamine cùng một lúc. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu dùng nhiều Cytamine cùng một lúc.
Cytamin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác được không?
Cytamin tương thích với bất kỳ chất dinh dưỡng và dược phẩm nào, bao gồm cả các chất nội tiết tố. Trong các nghiên cứu lâm sàng và thực hành y tế sau đó, Cytamine được sử dụng tích cực trong liệu pháp phức tạp cho nhiều tình trạng khác nhau. Trong quá trình sử dụng thực tế, không có sự không tương thích với các thuốc khác được xác định .
Cytamin thường được các vận động viên sử dụng liệu đây có phải là doping?
Bất chấp các báo cáo hiện có về việc các vận động viên sử dụng Cytamine để tăng tốc quá trình trao đổi chất của tế bào, Cytamine không phải là doping. Việc sử dụng Cytamines bình thường hóa quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ quan tương ứng và không dẫn đến thay đổi thành phần máu.

Chuyên gia tư vấn

sử dụng sản phẩm

Form tư vấn

* Tên là bắt buộc!

Đội dài tối đa là 191

* Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân

Thông báo