Bệnh Parkinson: triệu chứng, nguyên nhân và cách chăm sóc

Bệnh Parkinson: triệu chứng, nguyên nhân và cách chăm sóc

1. Parkinson là bệnh gì ?  

Parkinson là một rối loạn vận động của hệ thần kinh, gây ra những chuyển động không chủ ý hoặc không kiểm soát được như run rẩy, cứng cơ, khó giữ thăng bằng và dễ té ngã. Bệnh khiến các tế bào thần kinh (nơ-ron) ở một số vùng não bị suy yếu, tổn thương và chết. Bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian, người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi lại, nói chuyện hoặc hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản.   

Mặc dù hầu hết những người mắc Parkinson lần đầu phát triển bệnh sau 60 tuổi, nhưng có  khoảng 5% đến 10% khởi phát trước 50 tuổi.   

 

2. Các triệu chứng của Parkinson  

 

Triệu chứng bệnh Parkinson có thể khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng ban đầu ở thể nhẹ và hầu như bệnh nhân không nhận biết được. Các triệu chứng thường bắt đầu ở một bên cơ thể, sau đó ảnh hưởng đến cả hai bên. Các triệu chứng bệnh có thể bao gồm:  

  • Run: sự run theo nhịp điệu thường bắt đầu ở bàn tay hoặc ngón tay. Đôi khi run bắt đầu ở bàn chân hoặc hàm. Run bàn tay có thể xảy ra cả khi nghỉ ngơi hoặc căng thẳng. Tình trạng run có thể giảm bớt khi làm việc hoặc di chuyển xung quanh.  
  • Chuyển động chậm lại hay bradykinesia: các nhiệm vụ hằng ngày như mặc quần áo, tắm, giặt giũ,...có thể gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Người bệnh có ít biểu cảm trên gương mặt hơn, ít chớp mắt hơn bình thường. ‘  
  • Cơ cứng: cơ của bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể có thể bị căng cứng và đau, chuyển động cánh tay có thể ngắn và giật cục.   
  • Tư thế và cân bằng kém: người mắc Parkinson thường phát triển “dáng đi kiểu Parkinson”, bao gồm xu hướng nghiêng về phía trước, bước những bước nhỏ, nhanh như thể đang vội vã và giảm vung tay ở một hoặc cả hai tay. Họ có thể gặp khó khăn khi bắt đầu chuyển động.   
  • Mất trí nhớ hoặc gặp vấn đề về nhận thức: một số người mắc Parkinson phát triển các vấn đề về trí nhớ và suy nghĩ chậm lại. Các vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn ở giai đoạn cuối, sự chú ý, ngôn ngữ, lý luận hoặc các kỹ năng tinh thần và nhận thức khác có thể bị ảnh hưởng.   
  • Thay đổi giọng nói: hầu hết những người mắc Parkinson đều gặp khó khăn khi nói, có thể bao gồm nói nhỏ hoặc nói đều đều. Một số người có thể do dự trước khi nói. Họ cũng có thể nói lắp hoặc nói quá nhanh.   
  • Các vấn đề tiết niệu hoặc táo bón: hệ thần kinh tự chủ của người bệnh có thể hoạt động không bình thường, điều này có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về bàng quang và ruột.   
  • Các vấn đề về giấc ngủ: bệnh nhân mắc Parkinson có thể khó ngủ vào ban đêm, ngủ không yên, ác mộng và mơ cảm xúc. Họ có thể bị rối loạn giấc ngủ REM và hành động theo giấc mơ của mình. Điều này có thể gây thương tích cho bản thân hoặc những người xung quanh.   
  • Mệt mỏi và mất năng lượng: nhiều người mắc Parkinson thường bị mệt mỏi, đặc biệt là vào cuối ngày. Mệt mỏi có thể liên quan đến chứng trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ nhưng cũng có thể là kết quả của các vấn đề kiểm soát vận động như khó khăn khi bắt đầu hoặc thực hiện chuyển dộng, run hoặc cứng cơ.   
Run là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson
Run là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson

 

3. Nguyên nhân gây bệnh Parkinson  

 

Trong bệnh Parkinson, các tế bào thần kinh trong não được gọi là neuron dần dần bị phá vỡ hoặc chết. Nhiều triệu chứng của bệnh Parkinson là do mất neuron sản sinh ra chất truyền tin hóa học là dopamine.   

Giảm dopamin dẫn đến hoạt động não không đều. Điều này gây ra các vấn đề về vận động và các triệu chứng khác của bệnh Parkinson. Những người mắc bệnh Parkinson cũng mất một chất truyền tin hóa học gọi là norepinephrine kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể, chẳng hạn như huyết áp.   

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson vẫn chưa được biết rõ, nhưng có một số yếu tố liên quan đến tình trạng này như:  

  • Tuổi tác: nguy cơ mắc bệnh Parkinson tăng theo tuổi tác. Thông thường, bệnh bắt đầu ở độ tuổi 50 trở lên.   
  • Di truyền: một số trường hợp bị Parkinson được cho là có liên quan đến di truyền. Nếu gia đình có người từng mắc bệnh, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn. Môi trường: thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất như thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu có thể làm gia tăng tình trạng mắc bệnh Parkinson.   
  • Chấn thương sọ não: người có tiền sử chấn thương sọ não dễ bị bệnh Parkinson hơn so với người bình thường.   
Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn
Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn

 

4. Chăm sóc và ngăn ngừa bệnh Parkinson  

 

Điều trị bệnh Parkinson   

 

Bệnh Parkinson nếu không được điều trị có thể khiến người bệnh bị tê yếu, run, thậm chí tàn phế và dễ té ngã, đe dọa tính mạng. Các biện pháp thường được áp dụng để điều trị, ngăn ngừa bệnh trở nặng và các biến chứng bao gồm điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc phục hồi chức năng. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các liệu pháp phù hợp và nên tuân thủ việc điều trị để có hiệu quả tốt nhất.   

Ngoài ra, dinh dưỡng cho người bệnh Parkinson cũng nên được chú trọng để giảm các triệu chứng bệnh. Các thực phẩm nên ăn bao gồm:  

  • Thực phẩm chưa thành phần chống oxy hóa: các thực phẩm như trà xanh, cà chua, bông cải xanh, cà rốt,... giúp chống oxy hóa, làm chậm quá trình thoái hóa não bộ ở bệnh nhân Parkinson.   
  • Thực phẩm giàu dopamin: Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu dopamin như chuối, các loại hạt, các loại đậu,... để não bộ linh hoạt hơn, tránh được các biến chứng của bệnh.   
  • Thực phẩm giàu omega-3: đây là chất béo lành mạnh, có tác dụng nuôi dưỡng não bộ. Omega-3 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu,…  
  • Các loại chất xơ: trong rau xanh và trái cây chứa rất nhiều chất xơ có lợi cho tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng táo bón. Người bệnh Parkinson rất dễ gặp phải tình trạng này, vì vậy bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ có thể khắc phục được tình trạng này.   

Cách phòng ngừa bệnh Parkinson  

 

Vì chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh Parkinson, nên không có một phương pháp phòng ngừa tuyệt đối nào đối với bệnh này. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc tăng cường sức khỏe não bộ và sớm tầm soát các bất thường thần kinh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Một số biện pháp bao gồm:  

  • Bổ sung các loại thực phẩm, đặc biệt là hoa quả giàu flavonoid  
  • Thường xuyên tắm nắng để bổ sung Vitamin D  
  • Uống trà xanh hoặc cà phê giúp ngăn độc tố xâm nhập và giết chết tế bào thần kinh  
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao  
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường có hại, các hóa chất như thuốc trừ sâu.  
Bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ có thể phòng ngừa bệnh Parkinson
Bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ có thể phòng ngừa bệnh Parkinson

   

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Khám phá trong blog của chúng tôi

Câu hỏi thường gặp

Cytamin chứa gì?
Về thành phần, Cytamines là phức hợp có nguồn gốc tự nhiên chứa protein, axit nucleic, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (đồng, kẽm, magie, mangan, sắt, phốt pho, kali, canxi, natri, v.v.) và vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, retinol, tocopherol, v.v.), được trình bày ở dạng dễ tiêu hóa, xác định giá trị dinh dưỡng và sinh lý cao của chúng.
Cytamin hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động sinh học của Cytamin nằm ở đặc tính của chất làm nền tảng cho thuốc - peptide. Peptide là các hoạt chất sinh học, là hợp chất protein của một số axit amin; chúng điều chỉnh các quá trình nội bào và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và mô. Tất cả các peptide đều có “chuyên môn” riêng: khi vào cơ thể con người, chúng sẽ xâm nhập chính xác vào các cơ quan mà chúng dự định sử dụng. Khi gặp phải một tế bào lão hóa, thường có biểu hiện là tổn thương cấu trúc, các peptide sẽ bão hòa nó bằng một loại “cocktail” protein, khôi phục chức năng của nó. Gặp gỡ các tế bào non, peptide, thông qua việc tham gia vào các quá trình trao đổi chất, góp phần “chuẩn bị” cho chúng phát triển đầy đủ và hình thành thành dạng trưởng thành. Bằng cách tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, peptide có tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa sớm của chúng.Như vậy, cytamine không chỉ có tác dụng phục hồi các tế bào già, bị tổn thương mà còn có tác dụng phòng ngừa đối với các tế bào trẻ, khỏe mạnh.
Cytamin có tác dụng phụ không?
Cytamin là phức hợp của các Peptide điều hòa sinh học thu được từ các cơ quan và mô động vật. Các Peptide động vật giống hệt với Peptide của con người và trải qua quá trình tinh chế nhiều cập độ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng với protein tạo nên Cytamin có thể xảy ra.
Cytamin có thể sử dụng ở độ tuổi nào?
Cytamin được phát triển nhằm mục đích ngăn ngừa và điều chỉnh những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở các cơ quan và mô khác nhau, do đó, theo quy định, chúng được kê đơn cho bệnh nhân trưởng thành. Việc sử dụng citamine cho mục đích phòng ngừa giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật và đạt được tuổi thọ tích cực.
Cytamin nào cần thiết cho cơ thể bạn cần?
Ngày nay có 17 loại citamine dành cho các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người. Tất cả các chất điều hòa sinh học peptide đều hoạt động theo cách có mục tiêu. Cytamin chỉ có thể kích hoạt quá trình tổng hợp protein trong cơ quan mà nó được lấy ra. Điều này được gọi là ái tính hay tính đặc hiệu của mô. Ovariamine (Cytamin cho buồng trứng) kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào buồng trứng, Coramin (Cytamin cho cơ tim) điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào tim, v.v. Để xác định loại Cytamin nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cytamin có chống chỉ định nào khi dùng không?
Hiện nay, chống chỉ định dùng cytamine chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cytamine chưa được thực hiện đối với các nhóm này và chống chỉ định là không dung nạp với các thành phần của thuốc.
Cytamin có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn thuốc?
Cytamin là chất phụ gia thực phẩm có hoạt tính sinh học và do đó được bán ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Để xác định loại Cytamin phù hợp cho bạn, bạn có thể làm một số xét nghiêm và tư vấn với bác sĩ.
Cytamin có thể sử dụng nhiều loại cùng một lúc không?
Có, có thể dùng nhiều Cytamine cùng một lúc. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu dùng nhiều Cytamine cùng một lúc.
Cytamin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác được không?
Cytamin tương thích với bất kỳ chất dinh dưỡng và dược phẩm nào, bao gồm cả các chất nội tiết tố. Trong các nghiên cứu lâm sàng và thực hành y tế sau đó, Cytamine được sử dụng tích cực trong liệu pháp phức tạp cho nhiều tình trạng khác nhau. Trong quá trình sử dụng thực tế, không có sự không tương thích với các thuốc khác được xác định .
Cytamin thường được các vận động viên sử dụng liệu đây có phải là doping?
Bất chấp các báo cáo hiện có về việc các vận động viên sử dụng Cytamine để tăng tốc quá trình trao đổi chất của tế bào, Cytamine không phải là doping. Việc sử dụng Cytamines bình thường hóa quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ quan tương ứng và không dẫn đến thay đổi thành phần máu.

Chuyên gia tư vấn

sử dụng sản phẩm

Form tư vấn

* Tên là bắt buộc!

Đội dài tối đa là 191

* Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân

Thông báo