Bệnh viêm não: triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bệnh viêm não: triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

1. Viêm não là gì? 

Bệnh viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não, thường do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hoặc do các tế bào miễn dịch tấn công vào não. Khi tình trạng viêm do nhiễm trùng ở não gây ra, thì được gọi là viêm não truyền nhiễm. Còn khi tình trạng viêm do hệ thống miễn dịch tấn công não gây ra, thì được gọi là viêm não tự miễn.  

Viêm não có thể đe dọa tính mạng bất kể nguyên nhân gì, và có thể gây ra các biến chứng lâu dài và các vấn đề về y tế. Việc chẩn đoán và điều trị ngay lập tức rất quan trọng vì khó có thể dự đoán được viêm não có thể ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh.  

 

2. Triệu chứng của viêm não 

Viêm não có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau tùy vào loại viêm não.  

Hầu hết những người mắc bệnh viêm não truyền nhiễm đều có các triệu chứng như cúm bao gồm đau đầu, sốt, đau nhức ở cơ hoặc khớp, người mệt mỏi, yếu ớt.  

Thông thường, những triệu chứng này sẽ kéo dài trong nhiều giờ đến nhiều ngày, sau đó là các triệu chứng nghiêm trọng hơn như” 

  • Cổ cứng 
  • Lú lẫn, kích động hoặc ảo giác 
  • Co giật 
  • Mất cảm giác hoặc không thể cử động một số vùng trên khuôn mặt hoặc cơ thể 
  • Chuyển động không đều 
  • Yếu cơ 
  • Có vấn đề về khả năng nói hoặc nghe 
  • Mất ý thức, bao gồm cả hôn mê.  

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng có thể gặp như: 

  • Sự phình ra của các điểm mềm trên hộp sọ của trẻ sơ sinh 
  • Buồn nôn và nôn 
  • Sự cứng nhắc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.  
  • Ăn kém, không chịu ăn 
  • Hay cáu kỉnh 

Trong viêm não tự miễn, các triệu chứng có thể phát triển chậm hơn trong vài tuần. Các triệu chứng giống cúm ít phổ biến hơn nhưng đôi khi có thể xảy ra nhiều tuần trước khi các triệu chứng nghiêm trọng hơn bắt đầu. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: 

  • Những thay đổi về tính cách 
  • Mất trí nhớ 
  • Có triệu chứng của loạn thần và ảo giác 
  • Co giật 
  • Thay đổi về thị lực 
  • Giấc ngủ gián đoạn, chập chờn, khó ngủ 
  • Yếu cơ 
  • Chuyển động không đều, khó khăn khi đi lại. 
  • Các triệu chứng ở bàng quang và ruột.  
Đau đầu là triệu chứng thường gặp của viêm não
Đau đầu là triệu chứng thường gặp của viêm não 

3. Nguyên nhân 

Ở khoảng một nửa bệnh nhân, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm não vẫn chưa được biết rõ. Những người tìm được nguyên nhân thường gặp có hai loại viêm não chính: 

Viêm não truyền nhiễm   

Tình trạng này thường xảy ra khi virus lây nhiễm vào não. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm não truyền nhiễm, trung gian lây nhiễm có thể là muỗi hoặc ve. Vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng vẫn có khả năng gây viêm não, nhưng rất hiếm khi.  

Một số loại virus có thể gây viêm não, bao gồm: 

  • Virus herpes simplex (HSV): HSV 1 gây ra mụn rộp và mụn nước quanh miệng, HSV 2 gây ra herpes sinh dục. Cả hai chủng này đều có khả năng gây ra viêm não, dẫn đến tổn thương não và tử vong.  
  • Các loại herpes khác như virus gây bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng và virus gây bệnh thủy đậu và zona.  
  • Enterovirus: các loại virus này bao gồm virus bại liệt và virus coxsakie, thường gây ra bệnh có triệu chứng giống cúm, viêm mắt và đau bụng.  
  • Virus do muỗi truyền: các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng có thể xuất hiện trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi tiếp xúc với virus do muỗi truyền. 
  • Virus dại: nhiễm virus dại thường lây truyền qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, gây ra sự tiến triển nhanh chóng thành viêm não khi các triệu chứng bắt đầu.  
Muỗi là vật trung gian lây nhiễm virus gây viêm não
Muỗi là vật trung gian lây nhiễm virus gây viêm não

 

Viêm não tự miễn 

Tình trạng này xảy ra khi các tế bào miễn dịch vô tình tấn công não hoặc tạo ra các kháng thể nhắm vào các protein và thụ thể trong não. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được hiểu rõ, có thể xuất phát từ khối u trong não hoặc do sự nhiễm trùng.  

 

4. Các yếu tố rủi ro 

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm não. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bao gồm: 

  • Tuổi tác: Trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ nhiễm các loại virus cao hơn những người khác, do đó tỷ lệ bị viêm não cũng cao hơn. 
  • Hệ miễn dịch kém: những người mắc HIV/AIDS, dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc tình trạng khác gây suy yếu hệ miễn dịch có nguy cơ mắc viêm não cao hơn.  
  • Mùa trong năm: mùa hè ấm áp làm tăng nguy cơ viêm não do các virus lây truyền từ muỗi và bọ ve. 
  • Bệnh tự miễn: những người đã từng mắc bệnh tự miễn có thể dễ mắc bệnh viêm não tự miễn hơn.  
  • Hoạt động ngoài trời: những người thường xuyên hoạt động ngoài trời như làm vườn, chăn nuôi hoặc nghiên cứu động vật có khả năng tiếp xúc nhiều với muỗi và các loại côn trùng, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.  

5. Biến chứng của bệnh viêm não 

 

Các biến chứng của bệnh viêm não khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng và thời gian từ khi phát bệnh cho đến khi được điều trị.  

Những người mắc bệnh nhẹ thường hồi phục trong vài tuần mà không để lại di chứng gì lâu dài.  

Những người có biến chứng nặng hơn, tình rtangj viêm có thể làm tổn thương não, dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. Các biến chứng khác có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc có thể là vĩnh viễn, bao gồm: 

  • Mệt mỏi thường xuyên 
  • Liệt tứ chi 
  • Thay đổi thính giác hay thị giác 
  • Mất trí nhớ 
  • Tính cách thay đổi 
  • Rối loạn lời nói và ngôn ngữ 

6. Phòng ngừa viêm não 

Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm não do virus là hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh tiếp xúc với virus có thể gây bệnh. Các biện pháp bao gồm: 

  • Vệ sinh sạch sẽ: rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước và sau khi ăn.  
  • Tránh dùng đồ chung ở nhà và trường học  
  • Bảo vệ bản thân: nên mặc áo dài tay và quần dài khi ra ngoài, đặc biệt là khi đi vào những khu vực nhiều cây cối cao và cây bụi. Muỗi thường hoạt động mạnh nhất vào thời điểm bình minh và chạng vạng, vì vậy chú ý thoa kem hoặc xịt thuốc muỗi để tránh bị muỗi đốt.  
  • Tránh để ao tù nước đọng quanh nhà. Nếu thấy có sự xuất hiện của bọ gậy, cần tìm cách loại bỏ chúng ngay. 
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi, Rubella, quai bị, viêm não Nhật Bản.  
Tiêm vắc-xin phòng bệnh ngăn ngừa nguy cơ viêm não như sởi, rubella, viêm não Nhật Bản
Tiêm vắc-xin phòng bệnh ngăn ngừa nguy cơ viêm não 

Nguồn tham khảo 

Mayo Clinic, Clever Land

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Khám phá trong blog của chúng tôi

Câu hỏi thường gặp

Cytamin chứa gì?
Về thành phần, Cytamines là phức hợp có nguồn gốc tự nhiên chứa protein, axit nucleic, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (đồng, kẽm, magie, mangan, sắt, phốt pho, kali, canxi, natri, v.v.) và vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, retinol, tocopherol, v.v.), được trình bày ở dạng dễ tiêu hóa, xác định giá trị dinh dưỡng và sinh lý cao của chúng.
Cytamin hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động sinh học của Cytamin nằm ở đặc tính của chất làm nền tảng cho thuốc - peptide. Peptide là các hoạt chất sinh học, là hợp chất protein của một số axit amin; chúng điều chỉnh các quá trình nội bào và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và mô. Tất cả các peptide đều có “chuyên môn” riêng: khi vào cơ thể con người, chúng sẽ xâm nhập chính xác vào các cơ quan mà chúng dự định sử dụng. Khi gặp phải một tế bào lão hóa, thường có biểu hiện là tổn thương cấu trúc, các peptide sẽ bão hòa nó bằng một loại “cocktail” protein, khôi phục chức năng của nó. Gặp gỡ các tế bào non, peptide, thông qua việc tham gia vào các quá trình trao đổi chất, góp phần “chuẩn bị” cho chúng phát triển đầy đủ và hình thành thành dạng trưởng thành. Bằng cách tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, peptide có tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa sớm của chúng.Như vậy, cytamine không chỉ có tác dụng phục hồi các tế bào già, bị tổn thương mà còn có tác dụng phòng ngừa đối với các tế bào trẻ, khỏe mạnh.
Cytamin có tác dụng phụ không?
Cytamin là phức hợp của các Peptide điều hòa sinh học thu được từ các cơ quan và mô động vật. Các Peptide động vật giống hệt với Peptide của con người và trải qua quá trình tinh chế nhiều cập độ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng với protein tạo nên Cytamin có thể xảy ra.
Cytamin có thể sử dụng ở độ tuổi nào?
Cytamin được phát triển nhằm mục đích ngăn ngừa và điều chỉnh những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở các cơ quan và mô khác nhau, do đó, theo quy định, chúng được kê đơn cho bệnh nhân trưởng thành. Việc sử dụng citamine cho mục đích phòng ngừa giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật và đạt được tuổi thọ tích cực.
Cytamin nào cần thiết cho cơ thể bạn cần?
Ngày nay có 17 loại citamine dành cho các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người. Tất cả các chất điều hòa sinh học peptide đều hoạt động theo cách có mục tiêu. Cytamin chỉ có thể kích hoạt quá trình tổng hợp protein trong cơ quan mà nó được lấy ra. Điều này được gọi là ái tính hay tính đặc hiệu của mô. Ovariamine (Cytamin cho buồng trứng) kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào buồng trứng, Coramin (Cytamin cho cơ tim) điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào tim, v.v. Để xác định loại Cytamin nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cytamin có chống chỉ định nào khi dùng không?
Hiện nay, chống chỉ định dùng cytamine chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cytamine chưa được thực hiện đối với các nhóm này và chống chỉ định là không dung nạp với các thành phần của thuốc.
Cytamin có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn thuốc?
Cytamin là chất phụ gia thực phẩm có hoạt tính sinh học và do đó được bán ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Để xác định loại Cytamin phù hợp cho bạn, bạn có thể làm một số xét nghiêm và tư vấn với bác sĩ.
Cytamin có thể sử dụng nhiều loại cùng một lúc không?
Có, có thể dùng nhiều Cytamine cùng một lúc. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu dùng nhiều Cytamine cùng một lúc.
Cytamin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác được không?
Cytamin tương thích với bất kỳ chất dinh dưỡng và dược phẩm nào, bao gồm cả các chất nội tiết tố. Trong các nghiên cứu lâm sàng và thực hành y tế sau đó, Cytamine được sử dụng tích cực trong liệu pháp phức tạp cho nhiều tình trạng khác nhau. Trong quá trình sử dụng thực tế, không có sự không tương thích với các thuốc khác được xác định .
Cytamin thường được các vận động viên sử dụng liệu đây có phải là doping?
Bất chấp các báo cáo hiện có về việc các vận động viên sử dụng Cytamine để tăng tốc quá trình trao đổi chất của tế bào, Cytamine không phải là doping. Việc sử dụng Cytamines bình thường hóa quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ quan tương ứng và không dẫn đến thay đổi thành phần máu.

Chuyên gia tư vấn

sử dụng sản phẩm

Form tư vấn

* Tên là bắt buộc!

Đội dài tối đa là 191

* Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân

Thông báo