Tiểu đường type 2: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tiểu đường type 2: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1. Tiểu đường type 2 là gì?  

Tiểu đường type 2 là một bệnh lý kéo dài suốt đời, khiến cơ thể không thể sử dụng insulin một cách bình thường. Insulin là một hormon được tiết ra từ tuyến tụy có vai trò vận chuyển glucose vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng, duy trì mức đường huyết bình thường cho cơ thể. Tiểu đường type 2 xảy ra do tình trạng đề kháng với insulin kết hợp với giảm khả năng sản xuất insulin, khiến cơ thể không có đủ insulin để sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả hormon này.   

Những người ở độ tuổi trung niên hoặc lớn tuổi có nhiều khả năng mắc loại bệnh tiểu đường này nhất. Tuy nhiên, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng ở trẻ em và thanh thiếu niên, chủ yếu là do tình trạng thừa cân béo phì.   

Tiểu đường type 2 xảy ra do cơ thể không sử dụng insulin bình thường
Tiểu đường type 2 xảy ra do cơ thể không sử dụng insulin bình thường

2. Nguyên nhân gây ra tiểu đường type 2  

 

Tiểu đường type 2 có nguyên nhân xuất phát từ việc cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng hormon này hiệu quả. Glucose không thể đưa vào trong tế bào, dẫn đến tồn đọng đường trong máu và gây bệnh. Một số yếu tố kết hợp có thể gây bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:  

  • Gen: Các nhà khoa học đã tìm thấy những đoạn DNA khác nhau ảnh hưởng đến cách cơ thể sản xuất ra insulin.   
  • Cân nặng: thừa cân hoặc béo phì có thể gây ra tình trạng kháng insulin  
  • Hội chứng chuyển hóa: những người bị kháng insulin thường mắc một nhóm các tình trạng bao gồm lượng đường trong máu cao, huyết áp cao, cholesterol và triglyceride cao.   
  •  Gan mất cân bằng điều hòa glucose: lượng glucose mà cơ thể không sử dụng hết sẽ được lưu trữ tại gan dưới dạng glycogen. Trong trường hợp gan bị suy giảm chức năng cân bằng chuyển hóa glucose dẫn tới kháng insulin, không dung nạp glucose và đái tháo đường.   
  • Sự “giao tiếp” kém giữa các tế bào: đôi khi các tế bào gửi tín hiệu sai hoặc không nhận được thông điệp chính xác, điều này ảnh hưởng đến cách tế bào sử dụng glucose, dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.   
  • Các tế bào beta đảo tụy bị hỏng dẫn đến việc insulin không được tiết ra đủ để bù cho tình trạng kháng insulin. Ngược lại, lượng đường trong máu cao cũng có thể làm hỏng các tế bào này.   

3. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2  

 

Ngoài những nguyên nhân đã biết, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2, bao gồm:  

  • 45 tuổi trở lên  
  • Trong gia đình có người mắc tiểu đường type 2  
  • Người Mỹ gốc Phi, người bản địa Alaska, Người Mỹ bản địa, Người Mỹ gốc Á, người gốc Tây Ban Nha hoặc La tinh, người Mỹ đảo Thái Bình Dương có nguy cơ mắc cao hơn  
  • Người có bệnh về tim và mạch máu  
  • Huyết áp và mỡ máu cao  
  • Bị thừa cân hoặc béo phì  
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ khi đang mang thai  
  • Hội chứng buồng trứng đa nang ( PCOS)  
  • Trầm cảm   
  • Lối sống không lành mạnh, ít vận động thể chất  
  • Hút thuốc lá  
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít   
Người thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2
Người thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2

4. Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2  

 

Các triệu chứng của tiểu đường type 2 có thể rất nhẹ và diễn ra âm thầm, bệnh nhân đôi khi không thể phát hiện mình bị mắc bệnh. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:  

  • Rất khát nước  
  • Đi tiểu nhiều  
  • Mờ mắt  
  • Cảm giác ngứa ran hoặc tê bì ở tay chân  
  • Mệt mỏi, cảm thấy kiệt sức  
  • Chậm lành vết thương  
  • Nhanh đói hơn  
  • Giảm cân nhanh chóng  
  • Cơ thể dễ bị nhiễm trùng  

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường type 2 thường xuất hiện dấu gai đen ở quanh cổ hoặc nách, là một dấu hiệu của tình trạng kháng insulin. Nếu có biểu hiện này, nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.   

 

5. Biến chứng của tiểu đường type 2  

 

Theo thời gian, bệnh tiểu đường type 2 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Một số biến chứng thường gặp là:  

  • Tim và mạch máu: người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ cao gấp nhiều lần so với những người có lượng đường bình thường. Người bệnh cũng có nguy cơ cao bị tắc mạch và đau thắt ngực do xơ vữa động mạch.   
  • Thận: người bệnh tiểu đường type 2 có thể bị suy giảm chức năng thận, diễn biến thành suy thận mạn và cần chạy thận nhân tạo.   
  • Mắt: đường huyết cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt. Nếu không được điều trị, có thể gây mờ mắt, xuất huyết võng mạc, nặng có thể dẫn tới mù lòa.   
  • Thần kinh: glucose huyết tăng cao làm tổn thương bao thần kinh, giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh có thể dẫn đến tình trạng tê bì, đau rát, mất cảm giác ở tay chân, nặng hơn có thể loét chân, hoại tử phải cắt cụt chi.   
  • Da: đường huyết tăng cao làm tăng độ nhớt của máu, giảm khả năng lưu thông, làm vết thương chậm lành và da dễ bị nhiễm trùng hơn.   
  • Não: lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương các mô não và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.   
  • Trầm cảm: người mắc tiểu đường type 2 có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh.   
  • Giấc ngủ: tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và chứng ngưng thở khi ngủ.   
Loét bàn chân là một biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường type 2
Loét bàn chân là một biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường type 2

 

6. Điều trị tiểu đường type 2  

 

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 bao gồm sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và dùng thuốc.   

 

Thay đổi thói quen sinh hoạt  

  • Giảm cân: Béo phì làm tăng tình trạng kháng insulin, vì vậy giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý là một biện pháp giúp kiểm soát lượng đường trong máu ổn định. Giảm thêm từ 5-7% khối lượng cơ thể bằng các hoạt động thể chất phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện chỉ số đường huyết và giảm nguy cơ bị biến chứng do tiểu đường.   
  • Ăn uống lành mạnh: người bệnh tiểu đường sẽ được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh. Các nguyên tắc chung mà người bệnh cần tuân thủ là giảm thức ăn nhiều calo và đồ ngọt, tăng cường rau củ và trái cây trong chế độ ăn uống.   
  • Tập thể dục: Nên duy trì hoạt động thế chất tối thiểu từ 30-60 phút mỗi ngày. Các hoạt động có thể đa dạng từ nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội,...đến tập luyện sức mạnh như yoga hoặc cử tạ. Nếu dùng thuốc hạ đường huyết, có thể ăn nhẹ trước khi tập luyện.   
  • Theo dõi lượng đường trong máu: tùy vào phương pháp điều trị, đặc biệt là với bệnh nhân đang dùng insulin, bác sĩ sẽ cho biết liệu có cần kiểm tra lượng đường hay không và tần suất thực hiện như thế  nào.   

Các thuốc điều trị tiểu đường type 2  

 

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc hạ đường huyết khi việc điều chỉnh lối sống và sinh hoạt không đạt được đường huyết mục tiêu. Một số loại thuốc tiểu đường phổ biến hiện nay như:  

  • Metformin: thuốc đầu tay được sử dụng để điều trị tiểu đường type 2. Thuốc có cơ chế giảm lượng glucose mà gan tạo ra và tăng độ nhạy với insulin.   
  • Sulfonylureas: nhóm thuốc này giúp cơ thể sản xuất ra nhiều insulin hơn, bao gồm các hoạt chất glimepiride, glipizide vag glyburide.   
  • Meglitinide giúp cơ thể sản xuất ra nhiều insulin hơn và hoạt động nhanh hơn sulfonylureas.   
  • Thiazolidinediones: giống như metformin, chúng làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, tuy nhiên nhóm thuốc này làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim, vì vậy không phải là lựa chọn đầu tay trong điều trị.   
  • Thuốc ức chế DPP-4: Những loại thuốc này, như linagliptin, saxagliptin và sitagliptin giúp hạ lượng đường trong má bằng cách ngăn chặn DPP-4, một loại enzyme ảnh hưởng đến hormon incretin. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây đau khớp và viêm tuyến tụy, vì vậy chúng thường được cân nhắc trước khi chỉ định cho từng bệnh nhân.   
  • Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1: các thuốc này được dùng đường tiêm qua da để làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng cảm giác no để giảm lượng tiêu thụ, từ đó hạ lượng đường trong máu. Một số loại phổ biến nhất là exenatide, liraglutide, tirzepatide và semaglutide.   
  • Thuốc ức chế alpha-glucosidase: những loại thuốc này là miglitol và acarbose, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường của cơ thể. Những loại thuốc này không có khả năng gây ra huyết áp thấp và tăng cân, tuy nhiên tác dụng phụ bao gồm các vấn đề về đường tiêu hóa và chỉ số gan bất thường.   
  • Insulin   
Tiêm insulin là một phương pháp trong điều trị tiểu đường type 2
Tiêm insulin là một phương pháp trong điều trị tiểu đường type 2

 

Bệnh tiểu đường có thể tiến triển nặng dần theo thời gian kể cả khi người bệnh tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học và uống thuốc theo đúng chỉ định. Vì vậy, đôi khi bác sĩ sẽ cần kết hợp nhiều loại thuốc với nhau để kiểm soát lượng đường tốt hơn.   

Người bệnh cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và tuân thủ việc điều trị cũng như lịch hẹn tái khám của bác sĩ. Giữ mức đường huyết ổn định sẽ giúp ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.   

Bệnh tiểu đường diễn tiến âm thầm và đòi hỏi phải kiểm soát suốt đời, vì vậy không nên chủ quan trong việc điều trị và cần có lối sống lành mạnh, duy trì cân nặng phù hợp, thăm khám thường xuyên giúp cơ thể khỏa mạnh hơn và sống thọ hơn.   

 

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Khám phá trong blog của chúng tôi

Câu hỏi thường gặp

Cytamin chứa gì?
Về thành phần, Cytamines là phức hợp có nguồn gốc tự nhiên chứa protein, axit nucleic, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (đồng, kẽm, magie, mangan, sắt, phốt pho, kali, canxi, natri, v.v.) và vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, retinol, tocopherol, v.v.), được trình bày ở dạng dễ tiêu hóa, xác định giá trị dinh dưỡng và sinh lý cao của chúng.
Cytamin hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động sinh học của Cytamin nằm ở đặc tính của chất làm nền tảng cho thuốc - peptide. Peptide là các hoạt chất sinh học, là hợp chất protein của một số axit amin; chúng điều chỉnh các quá trình nội bào và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và mô. Tất cả các peptide đều có “chuyên môn” riêng: khi vào cơ thể con người, chúng sẽ xâm nhập chính xác vào các cơ quan mà chúng dự định sử dụng. Khi gặp phải một tế bào lão hóa, thường có biểu hiện là tổn thương cấu trúc, các peptide sẽ bão hòa nó bằng một loại “cocktail” protein, khôi phục chức năng của nó. Gặp gỡ các tế bào non, peptide, thông qua việc tham gia vào các quá trình trao đổi chất, góp phần “chuẩn bị” cho chúng phát triển đầy đủ và hình thành thành dạng trưởng thành. Bằng cách tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, peptide có tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa sớm của chúng.Như vậy, cytamine không chỉ có tác dụng phục hồi các tế bào già, bị tổn thương mà còn có tác dụng phòng ngừa đối với các tế bào trẻ, khỏe mạnh.
Cytamin có tác dụng phụ không?
Cytamin là phức hợp của các Peptide điều hòa sinh học thu được từ các cơ quan và mô động vật. Các Peptide động vật giống hệt với Peptide của con người và trải qua quá trình tinh chế nhiều cập độ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng với protein tạo nên Cytamin có thể xảy ra.
Cytamin có thể sử dụng ở độ tuổi nào?
Cytamin được phát triển nhằm mục đích ngăn ngừa và điều chỉnh những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở các cơ quan và mô khác nhau, do đó, theo quy định, chúng được kê đơn cho bệnh nhân trưởng thành. Việc sử dụng citamine cho mục đích phòng ngừa giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật và đạt được tuổi thọ tích cực.
Cytamin nào cần thiết cho cơ thể bạn cần?
Ngày nay có 17 loại citamine dành cho các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người. Tất cả các chất điều hòa sinh học peptide đều hoạt động theo cách có mục tiêu. Cytamin chỉ có thể kích hoạt quá trình tổng hợp protein trong cơ quan mà nó được lấy ra. Điều này được gọi là ái tính hay tính đặc hiệu của mô. Ovariamine (Cytamin cho buồng trứng) kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào buồng trứng, Coramin (Cytamin cho cơ tim) điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào tim, v.v. Để xác định loại Cytamin nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cytamin có chống chỉ định nào khi dùng không?
Hiện nay, chống chỉ định dùng cytamine chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cytamine chưa được thực hiện đối với các nhóm này và chống chỉ định là không dung nạp với các thành phần của thuốc.
Cytamin có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn thuốc?
Cytamin là chất phụ gia thực phẩm có hoạt tính sinh học và do đó được bán ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Để xác định loại Cytamin phù hợp cho bạn, bạn có thể làm một số xét nghiêm và tư vấn với bác sĩ.
Cytamin có thể sử dụng nhiều loại cùng một lúc không?
Có, có thể dùng nhiều Cytamine cùng một lúc. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu dùng nhiều Cytamine cùng một lúc.
Cytamin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác được không?
Cytamin tương thích với bất kỳ chất dinh dưỡng và dược phẩm nào, bao gồm cả các chất nội tiết tố. Trong các nghiên cứu lâm sàng và thực hành y tế sau đó, Cytamine được sử dụng tích cực trong liệu pháp phức tạp cho nhiều tình trạng khác nhau. Trong quá trình sử dụng thực tế, không có sự không tương thích với các thuốc khác được xác định .
Cytamin thường được các vận động viên sử dụng liệu đây có phải là doping?
Bất chấp các báo cáo hiện có về việc các vận động viên sử dụng Cytamine để tăng tốc quá trình trao đổi chất của tế bào, Cytamine không phải là doping. Việc sử dụng Cytamines bình thường hóa quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ quan tương ứng và không dẫn đến thay đổi thành phần máu.

Chuyên gia tư vấn

sử dụng sản phẩm

Form tư vấn

* Tên là bắt buộc!

Đội dài tối đa là 191

* Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân

Thông báo