Bệnh thần kinh ngoại biên: triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thần kinh ngoại biên: triệu chứng và cách điều trị

1. Bệnh lý thần kinh ngoại biên là gì?

Bệnh thần kinh ngoại biên xảy ra khi các dây thần kinh nằm ngoài não và tủy sống (dây thần kinh ngoại biên) bị tổn thương. Tình trạng này thường gây ra yếu, tê và đau, thường ở tay và chân. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác và chức năng cơ thể bao gồm tiêu hóa và tiểu tiện. 

Hệ thần kinh ngoại biên gửi thông tin từ não và tủy sống ( hệ thần kinh trung ương), đến phần còn lại của cơ thể thông qua các dây thần kinh vận động. Các dây thần kinh ngoại biên cũng gửi thông tin cảm giác đến hệ thần kinh trung ương thông qua các dây thần kinh cảm giác. 

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể là kết quả của chấn thương, nhiễm trùng, vấn đề chuyển hóa, nguyên nhân di truyền và tiếp xúc với độc tố. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh thần kinh là bệnh tiểu đường. 

 

Bệnh thần kinh ngoại biên thường gây dị cảm ở tay, chân như tê, đau, cảm giác kiến bò
Bệnh thần kinh ngoại biên thường gây dị cảm ở tay, chân

 

2. Triệu chứng 

Mỗi dây thần kinh trong hệ thông ngoại vi có một nhiệm vụ cụ thể. Các triệu chứng phụ thuộc vào loại dây thần kinh nào bị ảnh hưởng. Dây thần kinh được chia thành:

  • Các dây thần kinh cảm giác tiếp nhận cảm giác như nhiệt độ, đau, rung động hoặc chạm từ da
  • Dây thần kinh vận động điều khiển chuyển động của cơ
  • Các dây thần kinh tự chủ kiểm soát các chức năng như huyết áp, đổ mồ hôi, nhịp tim, tiêu hóa và chức năng bàng quang. 

Các triệu chứng do tổn thương dây thần kinh cảm giác và vận động bao gồm:

  • Cảm giác tê, ngứa ran hoặc kiến bò dần dần xuất hiện ở bàn chân hoặc bàn tay. Những cảm giác này có thể lan lên chân và cánh tay. 
  • Đau nhói hoặc đau rát
  • Nhạy cảm và phản ứng khi chạm vào da
  • Đau khi thực hiện các hoạt động không gây đau như đau chân khi chịu sức nặng hoặc khi đắp chăn
  • Thiếu sự phối hợp và dễ bị ngã
  • Yếu cơ
  • Cảm giác như thể đang đeo găng tay hoặc tất mặc dù không đeo
  • Không có khả năng di chuyển nếu dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng. 

Nếu dây thần kinh tự chủ bị ảnh hưởng, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Không chịu được nhiệt
  • Đổ mồ hoi quá nhiều hoặc không thể đồ mồ hôi
  • Gặp vấn đề về ruột, bàng quang hoặc tiêu hóa
  • Giảm huyết áp, gây chóng mặt hoặc choáng váng. 

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến một dây thần kinh, được gọi là bệnh đơn dây thần kinh, nếu ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh, thì được gọi là bệnh đa dây thần kinh. Hội chứng ống cổ tay là một ví dụ về bệnh đơn dây thần kinh. Hầu hết những người bị bệnh thần kinh ngoại biên đều bị bệnh đa dây thần kinh. 

 

3. Nguyên nhân

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là tổn thương thần kinh do một số tình trạng khác nhau gây ra. Các tình trạng sức khỏe có thể gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên bao gồm:

  • Bệnh tự miễn: Bao gồm hội chứng Sjogen, lupus, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Gillain-Barre, bệnh đa dây thần kinh mất myelin mạn tính và viêm mạch. Ngoài ra, một số bệnh ung thư liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể gây ra bệnh đa dây thần kinh. 
  • Bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Trong số những người bị bệnh tiểu đường, hơn một nửa sẽ phát triển một số loại bệnh thần kinh. 
  • Nhiễm trùng: bao gồm một số bệnh nhiễm trùng do vi-rút hoặc vi khuẩn, bao gồm bệnh Lyme, zona, viêm gan B và C, bệnh phong, bệnh bạch hầu và HIV. 
  • Khối u: Khối u ác tính hoặc lành tính có thể phát triển trên hoặc đè lên dây thần kinh. 
  • Lạm dụng rượu: rượu có tính độc thần kinh, khi tiêu thụ lâu dài có thể làm hỏng vỏ bọc myelin bảo vệ dây thần kinh, khiến việc dẫn truyền tín hiệu bị rối loạn. Thêm vào đó, người uống rượu thường bị thiếu hụt vitamin B1, B6, B12, acid folic - những dưỡng chất cần thiết để duy trì chức năng thần kinh. 
  • Tiếp xúc với thuốc hoặc các hóa chất độc hại và kim loại nặng: việc tiếp xúc lâu dài với các chất này có thể gây tổn thương trực tiếp lên dây thần kinh hoặc gián tiếp qua ảnh hưởng đến chuyển hóa và chức năng cơ thể. 
  • Chấn thương hoặc tăng áp lực lên dây thần kinh: chấn thương, chẳng hạn như do tai nạn xe cơ giới, té ngã hoặc chấn thương thể thao, có thể làm đứt hoặc tổn thương thần kinh ngoại biên. Áp lực thần kinh có thể đến từ việc bó bột hoặc lặp lại một động tác như đánh máy nhiều lần. 
  • Thiếu hụt Vitamin: Các vitamin nhóm B như B1, B6, B12 cũng như đồng và Vitamin E có vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng của thần kinh ngoại biên. Thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất này có thể gây ra các tổn thương thần kinh và giảm sản xuất các chất dãn truyền thần kinh. 

Trong một số trường hợp, không thể xác định được nguyên nhân. Đây được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên vô căn. 

Tiểu đường là nguyên nhân phổ biến gây bệnh thần kinh ngoại biên
Tiểu đường là nguyên nhân phổ biến gây bệnh thần kinh ngoại biên

 

4. Biến chứng 

Các biến chứng của bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể bao gồm: 

  • Mất cảm giác, tăng nguy cơ chấn thương: người bệnh mất khả năng cảm nhận nhiệt độ, đau đớn, chấn thương, dẫn đến việc dễ bị bỏng, trầy xước và có vết thương hở. Nếu không được phát hiện và can thiệp, vết thương có thể nhiễm trùng, hoại tử, đặc biệt ở bệnh nhân tiểu đường. 
  • Yếu cơ, teo cơ, mất khả năng vận động: tổn thương dây thần kinh vận động có thể gây yếu cơ, teo cơ, mất khả năng phối hợp động tác. Người bệnh có nguy cơ té ngã, di chuyển khó khăn dẫn đến gãy xương, tàn tật. 
  • Đau mạn tính, ảnh hưởng đến tinh thần: tổn thương dây thần kinh cảm giác gây đau rát, tê bì, châm chích kéo dài, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. Các cơn đau mạn tính có thể dẫn đến trầm cảm, lo âu. 
  • Rối loạn thần kinh tự chủ: tổn thương thần kinh tự chủ có thể gây ra các vấn đề như rối loạn huyết áp, tim mạch, tiêu chảy, táo bón, tiểu không tự chủ, rối loạn cương dương, giảm tiết mồ hôi làm tăng nguy cơ sốc nhiệt. 
  • Hoại tử, cắt cụt chi: người bị bệnh thần kinh do tiểu đường dễ bị loét chân, hoại tử do mất cảm giác và nhiễm trùng, trường hợp nặng có thể phải cắt cụt ngón chân, bàn chân. 
Người bệnh thần kinh ngoại biên dễ bị biến chứng loét bàn chân
Người bệnh thần kinh ngoại biên dễ bị biến chứng loét bàn chân

 

5. Điều trị viêm dây thần kinh

Bước đầu tiên của việc điều trị viêm dây thần kinh là xác định nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp không thể loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh thì lựa chọn điều trị phù hợp là cải thiện triệu chứng viêm dây thần kinh. Các phương pháp hiện nay đang được áp dụng:

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc được chỉ định có mục đích giảm đau và giảm viêm thần kinh. Việc sử dụng thuốc nào tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của cơn đau. Các loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: các loại thuốc không cần kê đơn như acetaminophen, thuốc chống viêm non-steroid có thể cải thiện triệu chứng nhẹ. Trong trường hợp viêm dây thần kinh nghiêm trọng bác sĩ có thể cân nhắc cho dùng thuốc giảm đau opioid hoặc corticosteroid
  • Thuốc chống co giật: các loại thuốc như gabapentin và pregabalin được phát triển để điều trị động kinh, thường cải thiện tình trạng đau thần kinh. 
  • Điều trị tại chỗ: Kem lidocain hoặc miếng dán lidocain có thể giúp giảm đau tại chỗ. tác dụng phụ có thể gặp là buồn ngủ, chóng mặt và tê tại vị trí dán miếng dán. 
  • Thuốc chống trầm cảm: một số thuốc chống trầm cảm ba vòng, như amitriptyline và nortriptyline có thể cải thiện cơn đau. Những loại thuốc này can thiệp vào các quá trình hóa học trong não và tủy sống khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và giảm đau. 

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có vai trò quan trọng trong việc giảm đau, phục hồi chức năng và ngăn ngừa biến chứng cho người viêm thần kinh. Các phương pháp vật lý trị liệu giúp cải thiện tuần hoàn, giảm viêm, tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện khả năng vận động. 

Các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm:

  • Liệu pháp nhiệt
  • Kích thích dây thần kinh bằng xung điện xuyên qua da (TENS)
  • Liệu pháp lạnh 
  • Châm cứu 
  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Bài tập phục hồi chức năng: giãn cơ, kháng lực, thăng bằng,…

6. Phòng ngừa bệnh viêm dây thần kinh

Viêm dây thần kinh có thẻ được phòng ngừa thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, cụ thể:

  • Uống đủ nước 
  • Tăng cường khẩu phần ăn có nhiều rau củ, trái cây, protein để hệ thần kinh khỏe mạnh. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B bao gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt, hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa,…
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc và các hóa chất độc hại
  • Tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp 
  • Tránh những yếu tố có thể làm tổn thương thần kinh, như mặc quần áo quá bó sát hoặc chuyến động xương khớp quá nhiều. 
  • Tránh ăn nhiều đồ ngọt và theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên để hạn chế ảnh hưởng đến thần kinh ngoại biên. 
Bổ sung đầy đủ vitamin nhóm B giúp ngăn ngừa bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bổ sung đầy đủ vitamin nhóm B giúp ngăn ngừa bệnh lý thần kinh ngoại biên 

Nguồn tham khảo 

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peripheral-neuropathy/diagnosis-treatment/drc-20352067
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14737-peripheral-neuropathy
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Khám phá trong blog của chúng tôi

Câu hỏi thường gặp

Cytamin chứa gì?
Về thành phần, Cytamines là phức hợp có nguồn gốc tự nhiên chứa protein, axit nucleic, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (đồng, kẽm, magie, mangan, sắt, phốt pho, kali, canxi, natri, v.v.) và vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, retinol, tocopherol, v.v.), được trình bày ở dạng dễ tiêu hóa, xác định giá trị dinh dưỡng và sinh lý cao của chúng.
Cytamin hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động sinh học của Cytamin nằm ở đặc tính của chất làm nền tảng cho thuốc - peptide. Peptide là các hoạt chất sinh học, là hợp chất protein của một số axit amin; chúng điều chỉnh các quá trình nội bào và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và mô. Tất cả các peptide đều có “chuyên môn” riêng: khi vào cơ thể con người, chúng sẽ xâm nhập chính xác vào các cơ quan mà chúng dự định sử dụng. Khi gặp phải một tế bào lão hóa, thường có biểu hiện là tổn thương cấu trúc, các peptide sẽ bão hòa nó bằng một loại “cocktail” protein, khôi phục chức năng của nó. Gặp gỡ các tế bào non, peptide, thông qua việc tham gia vào các quá trình trao đổi chất, góp phần “chuẩn bị” cho chúng phát triển đầy đủ và hình thành thành dạng trưởng thành. Bằng cách tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, peptide có tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa sớm của chúng.Như vậy, cytamine không chỉ có tác dụng phục hồi các tế bào già, bị tổn thương mà còn có tác dụng phòng ngừa đối với các tế bào trẻ, khỏe mạnh.
Cytamin có tác dụng phụ không?
Cytamin là phức hợp của các Peptide điều hòa sinh học thu được từ các cơ quan và mô động vật. Các Peptide động vật giống hệt với Peptide của con người và trải qua quá trình tinh chế nhiều cập độ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng với protein tạo nên Cytamin có thể xảy ra.
Cytamin có thể sử dụng ở độ tuổi nào?
Cytamin được phát triển nhằm mục đích ngăn ngừa và điều chỉnh những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở các cơ quan và mô khác nhau, do đó, theo quy định, chúng được kê đơn cho bệnh nhân trưởng thành. Việc sử dụng citamine cho mục đích phòng ngừa giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật và đạt được tuổi thọ tích cực.
Cytamin nào cần thiết cho cơ thể bạn cần?
Ngày nay có 17 loại citamine dành cho các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người. Tất cả các chất điều hòa sinh học peptide đều hoạt động theo cách có mục tiêu. Cytamin chỉ có thể kích hoạt quá trình tổng hợp protein trong cơ quan mà nó được lấy ra. Điều này được gọi là ái tính hay tính đặc hiệu của mô. Ovariamine (Cytamin cho buồng trứng) kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào buồng trứng, Coramin (Cytamin cho cơ tim) điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào tim, v.v. Để xác định loại Cytamin nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cytamin có chống chỉ định nào khi dùng không?
Hiện nay, chống chỉ định dùng cytamine chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cytamine chưa được thực hiện đối với các nhóm này và chống chỉ định là không dung nạp với các thành phần của thuốc.
Cytamin có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn thuốc?
Cytamin là chất phụ gia thực phẩm có hoạt tính sinh học và do đó được bán ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Để xác định loại Cytamin phù hợp cho bạn, bạn có thể làm một số xét nghiêm và tư vấn với bác sĩ.
Cytamin có thể sử dụng nhiều loại cùng một lúc không?
Có, có thể dùng nhiều Cytamine cùng một lúc. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu dùng nhiều Cytamine cùng một lúc.
Cytamin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác được không?
Cytamin tương thích với bất kỳ chất dinh dưỡng và dược phẩm nào, bao gồm cả các chất nội tiết tố. Trong các nghiên cứu lâm sàng và thực hành y tế sau đó, Cytamine được sử dụng tích cực trong liệu pháp phức tạp cho nhiều tình trạng khác nhau. Trong quá trình sử dụng thực tế, không có sự không tương thích với các thuốc khác được xác định .
Cytamin thường được các vận động viên sử dụng liệu đây có phải là doping?
Bất chấp các báo cáo hiện có về việc các vận động viên sử dụng Cytamine để tăng tốc quá trình trao đổi chất của tế bào, Cytamine không phải là doping. Việc sử dụng Cytamines bình thường hóa quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ quan tương ứng và không dẫn đến thay đổi thành phần máu.

Chuyên gia tư vấn

sử dụng sản phẩm

Form tư vấn

* Tên là bắt buộc!

Đội dài tối đa là 191

* Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Để được tư vấn, bạn hãy điền thông tin và nhấn nút Chờ cuộc gọi,
bạn đồng ý với các điều khoản của chính sách xử lý dữ liệu cá nhân

Thông báo